Trong quá trình khám phá crypto, chắc hẳn bạn đã nhiều lần nghe nhắc tới ERC-20 token, đây chính là tiêu chuẩn token phổ biến nhất trên thị trường crypto hiện nay.

 

Vậy cụ thể ERC-20 là gì? Tiêu chuẩn token này có những ưu và nhược điểm nào? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu trong bài dưới đây nhé!

ERC-20 là gì?

ERC-20 là viết tắt của Ethereum Request for Comments - 20, số 20 được lấy từ EIP-20 và cũng chính là đề xuất cải thiện Ethereum (Ethereum Improvement Proposal) đã giúp cho khái niệm này ra đời. 

Tiêu chuẩn ERC-20
Tiêu chuẩn ERC-20

Đây là một tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng cho những token được tạo ra trên Ethereum, được đề xuất lần đầu tiên bởi Vitalik Buterin và Fabian Vogelsteller vào năm 2015. 

 

Nhờ vào ERC-20, các nhà phát triển sẽ không cần phải phát minh thêm một cấu trúc nào khác cho token của mình. Thay vào đó, token của họ sau khi được tạo ra theo tiêu chuẩn này sẽ tự động tương thích với các dịch vụ và ứng dụng hỗ trợ cho ERC-20. Đây cũng là cách đã giúp cho smart contract (hay hợp đồng thông minh) có thể hoạt động một cách trơn tru như ngày nay.

Các quy chuẩn của ERC-20

Cấu trúc của tiêu chuẩn ERC-20 bao gồm 9 hàm, trong đó có 6 quy chuẩn là bắt buộc:

 

  • totalSupply(): Hàm thể hiện tổng cung của token.
  • balanceOf(address _owner): Hàm tracking số dư token của một địa chỉ ví cụ thể.
  • transfer(address _to, uint256 _value): Chuyển token từ tài khoản của người thực hiện đến một địa chỉ ví khác.
  • transferFrom(address _from, address _to, uint256 _value): Chuyển token từ tài khoản của một người khác đến một địa chỉ ví khác.
  • approve(address _spender, uint256 _value): Cho phép một địa chỉ khác được phép chi tiêu một số lượng token nhất định thay mặt cho người thực hiện.
  • allowance(address _owner, address _spender): Lấy về số lượng token mà một địa chỉ khác được phép chi tiêu thay mặt cho người thực hiện.

 

Và 3 quy chuẩn tùy chọn:

 

  • name(): Thể hiện tên của token.
  • symbol(): Thể hiện ký hiệu của token.
  • decimals(): Thể hiện số lượng chữ số thập phân nhỏ nhất mà token có thể giao dịch.

 

Ngoài 9 quy tắc trên, ERC-20 còn có thêm một số quy tắc thường xuyên được các nhà phát triển sử dụng để thu hút thêm người dùng cho dự án của mình. Ví dụ như:

 

  • burn(uint256 _value): Hàm dùng để đốt một số lượng token nhất định.
  • mint(uint256 _value): Được dùng để tạo ra một số lượng token nhất định.

Cách phân biệt ERC-20 với những tiêu chuẩn khác?

Hiện tại ở trên thị trường crypto đang có rất nhiều loại tiêu chuẩn token khác nhau. Một cách đơn giản để bạn có thể phân biệt ERC-20 bằng cách nhìn vào địa chỉ smart contract của các token đó. Ví dụ:

 

  • Contract của Uniswap token theo tiêu chuẩn ERC-20: 0x1f9840a85d5af5bf1d1762f925bdaddc4201f984
  • Contract của Jupiter token theo tiêu chuẩn SPL: JUPyiwrYJFskUPiHa7hkeR8VUtAeFoSYbKedZNsDvCN
  • Contract của STON.fi token trên blockchain TON: EQA2kCVNwVsil2EM2mB0SkXytxCqQjS4mttjDpnXmwG9T6bO

 

Như vậy, bạn có thể thấy rằng địa chỉ smart contract của token thuộc tiêu chuẩn ERC-20 sẽ bao gồm 42 ký tự và được bắt đầu bằng 0x. Bạn có thể sử dụng cách này để phân biệt các tiêu chuẩn token khác nhau trên thị trường.

 

Tuy nhiên, hầu hết các tiêu chuẩn token trên Ethereum như: ERC-721, ERC-1155, ERC-777,... đều sử dụng chung cấu trúc địa chỉ smart contract kể trên. Vì vậy, bạn có thể phân biệt ERC-20 nhờ vào các đặc tính của mỗi tiêu chuẩn như:

Tiêu chuẩnLoại tokenTính năngPhí giao dịchKhả năng tương tácVí dụ
ERC-20Có thể thay thếChuyển đổi, giao dịchCaoCaoUSDT, DAI, LINK
ERC-721Không thể thay thếSở hữu duy nhất, mang tính sưu tầmCaoTrung bìnhCryptoPunks, Axie Infinity, NBA Top Shot
ERC-1155Có thể thay thế hoặc không thể thay thếLinh hoạt, hiệu quảTrung bìnhCaoEnjin Coin, Gods Unchained, Axie Infinity
ERC-777Có thể thay thếNâng cao ERC-20, bảo mậtTrung bìnhCaoUSD Coin, Digix Gold, Centrifuge

 

Ưu và nhược điểm của ERC-20

Ưu điểm

Tiêu chuẩn ERC-20 mang tới một số ưu điểm sau đây:

 

  • Khả năng tương tác: Đây là ưu điểm nổi bật nhất khi ERC-20 được cho ra mắt, nó cho phép việc trao đổi diễn ra một cách dễ dàng giữa các token khác nhau trên hệ sinh thái Ethereum. Ngoài ra, nó còn mở ra khả năng tương tác của smart contract, giúp tạo ra nhiều tính năng độc đáo mà chúng ta đang sử dụng hiện nay.
  • Tính ứng dụng cao: Mặc dù tiêu chuẩn ERC-20 đặt ra các quy tắc chung nhưng không hạn chế sự phát triển của token. Nhờ vậy, các developers có thể triển khai đa dạng token ERC-20 với nhiều tính năng khác nhau.
  • Dễ dàng tạo và triển khai: Hiện nay, việc tạo token ERC-20 tương đối đơn giản và có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai có kiến thức lập trình cơ bản. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển của các dự án blockchain với nhiều tính năng độc đáo mới.
  • Tính thanh khoản cao: Nhờ vào mức độ phổ biến nên hầu hết các sàn giao dịch crypto đều hỗ trợ ERC-20, giúp tăng tính thanh khoản cho các token thuộc tiêu chuẩn này.

Nhược điểm

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn ERC-20 cũng mang trong mình một số nhược điểm:

 

  • Khả năng mở rộng kém: Mặc dù tiêu chuẩn này có tính linh động, tuy nhiên khả năng mở rộng của ERC-20 bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Ethereum. Hiện tại, blockchain này đang gặp phải các vấn đề về tắc nghẽn mạng lưới và thời gian xử lý chậm.
  • Rủi ro lừa đảo: Việc tạo token ERC-20 tương đối dễ dàng đã dẫn đến nguy cơ xuất hiện token lừa đảo. Người dùng cần cẩn trọng khi đầu tư vào các token ERC-20, đặc biệt là những token mới ra mắt.
  • Phí gas cao: Phí gas khi thực hiện tương tác với token tiêu chuẩn ERC-20 cao, đặc biệt là trong thời gian mạng Ethereum tắc nghẽn. Điều này tạo ra rào cản lớn đối với người dùng đến với thị trường crypto.

Ứng dụng của tiêu chuẩn ERC-20

Stablecoin

Stablecoin là một loại token ERC-20 được thiết kế để gắn giá trị ổn định so với một đơn vị tiền pháp định (fiat), chẳng hạn như USD hoặc EUR. Stablecoin được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

 

  • Giao dịch: Được sử dụng để giao dịch crypto một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần lo lắng về biến động giá.
  • Cho vay và vay: Stablecoin được sử dụng để việc cho vay và vay crypto dễ dàng, dễ tính toán.
  • Thanh toán: Stablecoin được sử dụng để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ.

Token tiện ích

Token tiện ích được xây dựng bằng tiêu chuẩn ERC-20 có thể cung cấp quyền truy cập vào một số dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể. Ví dụ:

 

  • Tham gia vào một game blockchain.
  • Staking để hưởng lãi suất từ dự án DeFi.
  • Tham gia các vòng huy động vốn như IDO, ICO.

Token quản trị

Các token tiêu chuẩn ERC-20 còn được sử dụng để cấp quyền cho những người sở hữu để biểu quyết trong các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). Điều này cho phép người dùng có thể tham gia vào việc quản trị, đây là cách làm mà đa số các dự án hiện nay đang hướng tới.

Hướng dẫn tạo ví ERC-20

Hiện tại, hầu hết các ví Web3 trên thị trường đều hỗ trợ token có tiêu chuẩn ERC-20. Một số ví dụ như Metamask, Trust Wallet, hay các ví được xây dựng bởi các sàn CEX như Binance Wallet, Bybit Wallet,...

 

Trong bài viết này, TradeCoinVN sẽ hướng dẫn bạn tạo ví ERC-20 bằng Metamask. Đây được xem là ví “chuẩn chỉnh” nhất hỗ trợ cho tiêu chuẩn ERC-20:

 

  • Bước 1: Truy cập vào trang download của Metamask ngay tại đây. Sau đó, nhấn vào Install MetaMask for Chrome.
Nhấn Install MetaMask for Chrome để tiến hành cài đặt
Nhấn Install MetaMask for Chrome để tiến hành cài đặt
  • Bước 2: Sau khi add Extension MetaMask vào thành công. Trình duyệt sẽ tự động truy cập vào trang tạo ví mới. Bạn hãy tick vào ô đồng ý điều khoản và nhấn Create a new wallet.
Đồng ý điều khoản để tạo ví MetaMask
Đồng ý điều khoản để tạo ví MetaMask
  • Bước 3: Tiếp theo, hãy đặt mật khẩu để bảo vệ ví của bạn. Sau đó tiếp tục tick vào ô đồng ý điều khoản và nhấn Create a new wallet.
Đặt mật khẩu bảo vệ ví MetaMask của bạn
Đặt mật khẩu bảo vệ ví MetaMask của bạn
  • Bước 4: Đây là bước quan trọng! Bạn hãy nhấn vào Secure my wallet để bắt đầu lưu trữ 12 seed phrase (cụm từ bí mật) để khôi phục ví khi cần thiết.
Bắt đầu quá trình lưu trữ cụm từ khôi phục ví Metamask
Bắt đầu quá trình lưu trữ cụm từ khôi phục ví Metamask
  • Bước 5: Sau khi 12 cụm từ bí mật hiện lên, bạn hãy lưu trữ nó thật kỹ. Hãy luôn nhớ rằng, mất 12 cụm từ này đồng nghĩa với bạn mất đi quyền khôi phục ví, ngay đến cả các nhà phát triển cũng không thể giúp bạn lấy lại 12 cụm từ bí mật này. Sau khi chắc chắn đã lưu trữ thật kỹ, bạn hãy nhấn Next.
Nhấn copy để lưu trữ 12 seed phrase
Nhấn copy để lưu trữ 12 seed phrase
  • Bước 6: Nhập lại những cụm từ bị khuyết để xác nhận cụm từ bí mật của bạn là chính xác. Sau đó nhấn Confirm để tới bước thiết lập cuối cùng.
Nhập cụm từ vào các ô bị khuyết để xác nhận lần cuối
Nhập cụm từ vào các ô bị khuyết để xác nhận lần cuối
  • Bước 7: Cuối cùng, bạn hãy nhấn Got it để hoàn thành việc thiết lập ví Metamask.
Bước cuối cùng để hoàn thành việc thiết lập ví
Bước cuối cùng để hoàn thành việc thiết lập ví

Vậy là bạn đã thành công tạo ví Metamask có hỗ trợ tiêu chuẩn token ERC-20.

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin và cách để tạo ví ERC-20. Mong rằng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn token này và những ưu nhược điểm của nó. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc hay ý kiến nào, hãy để lại bình luận ở phía dưới để anh em trong cộng đồng TradeCoinVN có thể hỗ trợ nhé!