Ethereum Virtual Machine (EVM) không chỉ là một phần mềm, nó được xem như là “trái tim” của mạng lưới Ethereum, đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng blockchain nhờ những tiềm năng to lớn.

 

Vậy EVM là gì? EVM hoạt động như thế nào và khác gì so với non-EVM? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

EVM là gì?

EVM là viết tắt của Ethereum Virtual Machine (Máy ảo Ethereum), một môi trường thực thi phần mềm tương thích với các ứng dụng được xây dựng trên mạng Ethereum.

EVM là viết tắt của Ethereum Virtual Machine (Máy ảo Ethereum)
EVM là viết tắt của Ethereum Virtual Machine (Máy ảo Ethereum)

EVM cũng là một mạng lưới blockchain công cộng, nó được vận hành bởi tất cả node trên Ethereum và có nhiệm vụ thực thi, xác thực smart contract và duy trì sự phân quyền. Mọi giao dịch trên Ethereum đều được triển khai bởi EVM thông qua các node trong mạng.

 

Máy ảo Ethereum mang lại sự linh hoạt và là nền tảng cho việc phát triển dApp, từ các smart contract đơn giản cho đến các ứng dụng phức tạp.

Mô hình hoạt động của EVM

Về cơ bản, các dApp tương thích Ethereum đều được viết bằng ngôn ngữ lập trình như Solidity, Vyper, hoặc Serpent. Các ngôn ngữ này được biên dịch thành dạng mã nguồn cấp thấp bytecode để giúp EVM hiểu.

 

Nhờ tương thích với các dApp trên Ethereum, EVM đóng vai trò là một môi trường thực thi với cách hoạt động như sau:

 

  • Đầu tiên, một giao dịch được gửi đến mạng Ethereum, trong đó có chứa các thông tin về địa chỉ người gửi, smart contract, các dữ liệu cần thiết cho việc thực thi và một số lượng ETH gửi kèm (nếu cần).
  • Các node trên mạng tiếp nhận giao dịch, kiểm tra và xác thực tính hợp lệ bằng cách sử dụng quy tắc đồng thuận (với Ethereum là PoS) của mạng lưới. Sau đó, giao dịch sẽ được ghi vào một block mới trên blockchain Ethereum.
  • Tiếp theo, EVM sẽ thực thi các smart contract hoặc ứng dụng được chỉ định trong giao dịch đó thông qua bytecode.

EVM Blockchain là gì?

EVM Blockchain là loại blockchain được thiết kế để tương thích với máy ảo Ethereum. Cụ thể, chúng được xây dựng để hỗ trợ cho quá trình thực thi các smart contract và dApp sử dụng cùng cơ sở mã bytecode với EVM.

 

Các loại blockchain này có tính chất nhất quán, mang lại khả năng tương tác giữa các dApp và smart contract trên cùng một mạng lưới.

Ethereum là một EVM Blockchain điển hình
Ethereum là một EVM Blockchain điển hình

Ethereum là ví dụ điển hình nhất của một EVM Blockchain, bên cạnh các dự án khác như BNB Chain, Polygon và các blockchain L2 như Arbitrum, Optimism.v.v.

Non-EVM Blockchain là gì?

Ngược lại với EVM thì Non-EVM Blockchain là các blockchain không tương thích với máy ảo Ethereum. Điều này có nghĩa là chúng không sử dụng EVM làm môi trường thực thi cho các smart contract và dApp.

 

Thay vào đó, các giao thức này thường có các cơ chế riêng biệt hoặc sử dụng một ngôn ngữ lập trình khác.

 

Một số ví dụ về non-EVM Blockchain bao gồm Bitcoin, Solana, Tron hay Cardano.

Ưu điểm và nhược điểm của EVM Blockchain

Ưu điểm

  • Với người dùng: Nhờ EVM, người dùng được trải nghiệm đa dạng  các dApp trên mạng lưới Ethereum với sự tiện lợi, an toàn và bảo mật.
  • Với dự án: EVM mở ra cánh cổng cho sự phát triển sáng tạo các dApp và smart contract trên hệ sinh thái Ethereum. Các developer có thể sử dụng máy ảo Ethereum để xây dựng các dự án chất lượng và thừa hưởng dòng tiền và lượng user khổng lồ của Ethereum.
Sức hấp dẫn đến từ hệ sinh thái rộng lớn của Ethereum
Sức hấp dẫn đến từ hệ sinh thái rộng lớn của Ethereum

Nhược điểm

  • Rủi ro hack: Blockchain vốn không hoàn hảo và EVM cũng vậy. Mặc dù được thiết kế để đảm bảo tính bảo mật nhưng vẫn có thể xuất hiện các lỗ hổng. Nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống và gây ra rủi ro cho người dùng.
  • Phí giao dịch cao: Mạng Ethereum thường đòi hỏi mức phí gas khá cao. Người dùng thậm chí phải chi trả đắt gấp nhiều lần nếu lưu lượng giao dịch tăng đột biến.
Phí gas trên Ethereum là cơn các mộng với người dùng
Phí gas trên Ethereum là cơn các mộng với người dùng
  • Vấn đề về hiệu suất và quy mô: Khi phải xử lý một lượng lớn các giao dịch và smart contract trong thời gian ngắn, EVM thường tốn nhiều thời gian và tài nguyên tính toán, làm giảm tốc độ xử lý và tăng chi phí.

Ưu điểm và nhược điểm của Non-EVM Blockchain

Ưu điểm

Các non-EVM Blockchain mới đang cho thấy chúng đạt được hiệu suất tốt hơn so với Ethereum. Chẳng hạn, Solana có thể xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây (khoảng 1600 TPS) so với khoảng 15 TPS của Ethereum.

 

Tốc độ giao dịch cao giúp các non-EVM Blockchain có khả năng mở rộng tốt hơn.

Nhược điểm

Hạn chế lớn nhất của các non-EVM Blockchain đó là không thể tận dụng nền tảng mạnh mẽ của máy ảo Ethereum, cũng như nguồn tài nguyên và lượng người dùng khổng lồ sẵn có của Ethereum.

Mối quan hệ giữa EVM và phí gas

Giữa EVM và phí gas có sự liên quan mật thiết với nhau và nó rất quan trọng trong cách vận hành của Ethereum.

Giữa EVM và phí gas có sự liên quan mật thiết với nhau
Giữa EVM và phí gas có sự liên quan mật thiết với nhau

Cụ thể, khi một giao dịch được tạo ra, máy ảo Ethereum sẽ tiêu tốn tài nguyên tính toán để thực thi các yêu cầu từ dApp và smart contract.

 

Để đảm bảo quá trình diễn ra an toàn, bảo mật và có thể ngăn chặn các cuộc tấn công, Ethereum yêu cầu người dùng trả một khoản phí gas. Khoản chi phí này được xác định bởi EVM tùy vào tình trạng mạng và cần có sự đồng ý của người dùng mới có thể hoàn tất giao dịch.

 

Tóm lại, EVM và phí gas có sự liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình thực thi các giao dịch và smart contract trên mạng Ethereum.

Tổng kết

Máy ảo Ethereum là nền tảng đóng vai trò quan trọng trong khả năng thực thi các dApp và smart contract trên mạng lưới Ethereum.

 

Thông qua việc quản lý tài nguyên mạng, EVM giúp đảm bảo tính nhất quán, an toàn và bảo mật cho toàn hệ thống. Đặc biệt, sự linh hoạt và mạnh mẽ của máy ảo Ethereum đã mở ra nhiều cơ hội để phát triển các dApp một cách đa dạng hơn.