Đây là cụm từ rất quen thuộc với các anh em trader, không chỉ thế, Funding Rate còn đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán xu hướng thị trường, giúp cho các trader đạt tỷ lệ thắng lệnh tốt hơn.

 

Vậy nếu không giao dịch Futures thì có cần biết đến nó không? Câu trả lời là có, rất cần, không chỉ riêng từ khóa Funding Rate mà bạn cũng nên cập nhật hết các định nghĩa cơ bản về các chỉ báo cần thiết trong thị trường. Vì đây là money game, mọi sai lầm sẽ phải trả giá bằng tiền mặt.

 

Giờ thì cùng TradeCoinVN đào sâu hơn khái niệm này nhé.

Funding rate
Funding rate

Funding Rate là gì?

Funding Rate (hay còn gọi là phí Funding) là các khoản thanh toán định kỳ giữa hai bên mua (Long) và bán (Short) trong Hợp Đồng Tương Lai Vĩnh Cửu (Perpetual Futures).

 

Chỉ số này được tính dựa trên sự chênh lệch giá của tài sản thuộc giao dịch mua ngay (Spot) và giá tài sản tại thị trường Futures. 

 

Một trong những điều bạn nên ghi nhớ rõ với giao dịch Futures là: “Mỗi khi giá của Hợp đồng Futures cao hơn giá của Spot tại thời điểm định kỳ Funding, thì phe Long phải trả phí Funding cho phe Short, và ngược lại”. 

 

Đối với nhiều trader kỳ cựu, Funding Rate không khác nào chỉ số thể hiện tâm lý của thị trường. Đặc biệt tại các giai đoạn quan trọng như Bull market, chỉ số Funding Rate dương thể hiện sự lạc quan của nhà đầu tư và ngược lại đối với Bear market.

Một số thuật ngữ khác liên quan đến Funding Rate

  • Perpetual Swap (Hợp đồng vô thời hạn): Là loại hợp đồng tương lai không có ngày hết hạn cụ thể.
  • Auto-Deleveraging (ADL): Là quá trình các vị thế bị thanh lý tự động.
  • Funding Interval (Khoảng thời gian Funding Rate): Là khoảng thời gian giữa các lần tính toán Funding Rate.

Điều gì tạo nên funding rate?

Funding Rate được tạo thành bởi 2 yếu tố chính: mức lãi suất và phí bảo hiểm.

 

Mức lãi suất thường được quy định bởi các sàn giao dịch, như Binance Futures thì mức lãi suất cố định hiện tại đang là 0.03%/ ngày. Trong khi đó phí bảo hiểm sẽ linh hoạt thay đổi tùy theo mức chênh lệch giá giữa hợp đồng vĩnh viễn và giá đánh dấu.

 

Với mức chênh lệch càng lớn thì phí bảo hiểm càng cao. Ngược lại, phí bảo hiểm thấp đồng nghĩa mức chênh lệch giá sẽ thấp.

Tại sao cần có Funding Rate?

Ở các thị trường tài chính truyền thống, các hợp đồng giao dịch tương lai đều sẽ có thời gian đáo hạn, thậm chí có những thị trường (Forex & CFD) khi đến thời điểm đáo hạn, phí swap (tương tự phí Funding) sẽ tăng gấp 3 lần. Thời điểm đáo hạn của mỗi hợp đồng sẽ khác nhau tùy vào điều khoản của phía sàn với các bên cung cấp thanh khoản. 

 

Tuy nhiên, với Hợp đồng Perpetual Futures, sẽ tồn tại vĩnh viễn mà không cần bất kỳ sự đáo hạn nào, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có thể giữ một vị thế lệnh vô thời hạn, tất nhiên là với một mức đòn bẩy hợp lý.

Mối tương quan giữa funding rate âm và tâm lý thị trường

Trong lịch sử, tỷ lệ Funding Rate của tiền điện tử thường có sự tương đồng về xu hướng với loại tài sản này.

Theo Glassnode, dữ liệu giá BTC và tỷ lệ Funding Rate của sàn Binance từ 26/12/21 đến 25/01/22
Theo Glassnode, dữ liệu giá BTC và tỷ lệ Funding Rate của sàn Binance từ 26/12/21 đến 25/01/22

Theo đó, Funding Rate đã suy giảm khi giá BTC đi xuống từ giai đoạn cuối năm 2021 và ngược lại Funding Rate tăng cao càng thể hiện được niềm tin lạc quan tăng giá của thị trường.

Làm sao để nhận biết thời điểm Funding Rate?

Nhận biết thời điểm funding rate
Nhận biết thời điểm funding rate

Với một số sàn CEX lớn như Binance, với mỗi 8 tiếng thì phí Funding sẽ được tính một lần vào các khung giờ 07h00, 15h00 và 23h00. 

 

Tuy nhiên, ở thời điểm thị trường có biến động lớn, một số token có funding rate cao thì Binance sẽ tính phí mỗi 2 giờ trôi qua. Với các sàn DEX tiêu biểu như dYdX thì phí Funding sẽ được tính mỗi tiếng một lần. 

 

Lưu ý: nếu nhà đầu tư đóng các lệnh trước thời điểm diễn ra Funding Rate thì sẽ không cần trả phí Funding.

Cách tính phí Funding

Tính phí funding
Tính phí funding

Phí Funding = Tổng khối lượng vị thế đang mở x Funding Rate (%)

Các đặc điểm đáng chú ý để có thể kiếm tiền từ Funding Rate

 

  • Nắm rõ cơ chế hoạt động: hiểu được cách tính Funding Rate trên các sàn cũng như hiểu nhuần nhuyễn các thuật ngữ như ADL, Funding Interval,...
  • Tìm hiểu thông số Funding Rate của các sàn giao dịch: như đã đề cập ở trên, mỗi sàn sẽ có các tỷ lệ, tỷ suất Funding Rate riêng biệt cùng các khung thời gian khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp cơ hội hoặc rủi ro của bạn.
  • Kiểm soát rủi ro giao dịch: có chiến lược giao dịch kỷ luật và phù hợp theo xu hướng của thị trường, cũng như đừng quên stop-loss đúng lúc.
  • Cập nhật thị trường liên tục: Funding Rate thay đổi liên tục theo thời gian dựa trên xu thế của thị trường.
  • Cân nhắc đòn bẩy: việc kiếm tiền từ Funding Rate với đòn bẩy cũng có 2 mặt lợi hại, bạn nên tính toán kỹ càng để có thể tối ưu.

 

Lưu ý: TradeCoinVN không có trách nhiệm với bất kỳ khoản đầu tư nào của bạn trong hình thức kiếm tiền từ Funding Rate, hãy tìm hiểu và giao dịch có trách nhiệm!