GameFi từng là từ khoá gây sốt trong giai đoạn thị trường bull-run năm 2021. Từ sức nóng của mình, GameFi đã tạo ra một sự chuyển dịch lớn lượng game thủ Web2 sang Web3. 

 

Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về GameFi chưa? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu về định nghĩa cũng như những cơ hội và thách thức mà GameFi mang lại trong bài viết dưới đây nhé!

GameFi là gì?

GameFi (Game Finance) là thuật ngữ chỉ sự kết hợp giữa hai yếu tố trò chơi (game) và tài chính (finance). GameFi thu hút nhà đầu tư bằng cách xây dựng một nền kinh tế phi tập trung dựa trên token và quyền sở hữu tài sản NFT (Non-Fungible token) nhưng không quên yếu tố chính là giải trí.

Minh họa Gamefi
Minh họa Gamefi

Bối cảnh xuất hiện

Khái niệm GameFi lần đầu tiên được giới thiệu vào 9/2020 bởi Andre Conje - cũng là một trong những người đầu tiên khai sáng hệ thống DeFi

 

Tuy nhiên, sự phổ biến rộng rãi của GameFi bắt đầu từ giai đoạn cuối 2020 đến 2021 khi cơn sốt game Axie Infinity trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Kết hợp tại thời điểm đó, dịch Covid-19 lan rộng khiến toàn thế giới lockdown, người dân không thể ra ngoài làm việc như bình thường, điều này ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế của họ. 

 

Axie Infinity đã giúp rất nhiều người kiếm được tiền, đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, sau đó nhanh chóng lan rộng sang các quốc gia khác. 

Axie Infinity từng tạo ra cơn sốt lớn tại Philippines
Axie Infinity từng tạo ra cơn sốt lớn tại Philippines

Đã có lúc Axie Infinity thu hút hơn 600k người chơi mỗi ngày, đạt doanh thu hàng trăm triệu đô. Token chính là AXS và token phụ là SLP đã tăng  giá chóng mặt trong giai đoạn này. 

 

Nguồn cơn fomo bắt đầu tư đây, thúc đẩy trend GameFi thành mảng thu hút được rất nhiều người chơi và một lượng lớn dòng tiền đổ vào, với số lượng dự án GameFi mọc lên mỗi ngày nhiều vô số kể. 

Điểm khác biệt giữa GameFi với Game truyền thống

  • Được xây dựng trên blockchain: GameFi là các game được xây dựng trên công nghệ blockchain, cung cấp cho người chơi nhiều tính năng mà game truyền thống không làm được. 
  • Quyền sở hữu tài sản game: Người chơi GameFi có quyền phép sở hữu tài sản ảo, có thể tự do giao dịch và mua/ bán tài sản. Trái ngược với các game truyền thống, phần lớn tài sản thuộc nhà phát hành game.
  • Mô hình kiếm tiền mới: GameFi cung cấp cho người chơi nhiều cách tăng thu nhập mới, dễ dàng hơn như Play-To-Earn, Move-To-Earn tích hợp các hoạt động DeFi như lending, staking,... Ngược lại, ở game truyền thống, người dùng không phải tiêu tiền để chơi game.

Các thành phần của GameFi

Một số thành phần chính không thể thiếu cấu tạo nên một dự án GameFi gồm: 

Blockchain

Các dự án GameFi hiện tại đều sử  dụng công nghệ này để khởi tạo qua smart contract.  Việc triển khai trên mạng lưới blockchain sẽ giúp cho GameFi có thể dễ dàng quản lý tài sản kỹ thuật số và thuận tiện giao dịch. 

NFT

NFT (Non-Fungible Tokens): Đại điện cho các tài sản kỹ thuật số mang tính độc nhất bên trong các dự án GameFi như nhân vật, vật phẩm game,... Người dùng sẽ được quyền sở hữu vật phẩm game của mình nhờ vào NFTs và việc mua bán, giao dịch nó cũng thuận tiện hơn rất nhiều.

Cơ chế Play-To-Earn

Minh họa cơ chế Play to Earn
Minh họa cơ chế Play to Earn

Cơ chế Play-To-Earn: Đây là mô hình mang tính cốt lõi của tất cả dự án GameFi hiện tại. Đã có nhiều biến thể khác của Play-To-Earn như Move-To-Earn, Click-To-Earn nhưng về bản chất là người dùng sẽ kiếm được tiền khi tham gia.

Tokenomics

Tokenomics: Là yếu tố cốt lõi được thiết kế để đảm bảo vòng đời của dự án GameFi. Có rất nhiều loại thiết kế token gồm:

 

  • Dual-token: Đây là loại phổ biến, thường được sử dụng bởi nhiều dự án nhất. Tuy nhiên, cơ chế này gặp phải vấn đề gây lạm phát cao khiến dự án có vòng đời ngắn. 
  • Single-token: Mô hình một token cũng được sử dụng rất rộng rãi khi nó dễ hiểu và đỡ phức tạp hơn so với Dual-token. Tuy vậy, nó cũng không bền vững khi người chơi được thưởng bằng token chính sẽ tạo ra áp lực bán rất lớn.

Tích hợp DeFi

GameFi cũng kết hợp những mô hình DeFi vào trong thành phần của mình. Cụ thể hơn các hoạt động đó có thể là:

 

  • Lending & borrowing: cho phép người chơi vay mượn token mua vật phẩm, nâng cấp trang bị,...
  • Liquidity Providing (LP): Người chơi tham gia cung cấp thanh khoản cho token game để giúp tăng tính thanh khoản và giảm trượt giá khi giao dịch. 
  • Staking: Người chơi stake token game của mình để nhận phần thưởng, có cơ hội nhận airdrop từ các dự án liên quan khác hoặc tham gia vào quản trị dự án.

DAO (Dencentralized Autonomus Organization)

DAO trong Gamefi
DAO trong Gamefi

Quản trị phi tập trung đóng vai trò quan trọng giúp các dự án GameFi hoạt động minh bạch hơn.  

 

Người chơi sẽ có thể tham gia quản lý & ra quyết định chung với nhau về các vấn đề như cải tiến sản phẩm, phát triển tính năng mới,  giải quyết các vấn đề trong game,... Đặc biệt là người chơi có thể nhận quyền lợi nâng cao khi cùng biểu quyết về việc phân phối phần thưởng token, NFTs,... 

 

Tóm lại, DAO giúp GameFi tạo ra một dự môi trường dân chủ, công bằng và minh bạch. Từ đó khuyến khích sự tham gia và giữ chân người chơi nhiều hơn.

Các mô hình GameFi phổ biến

Play-to-earn

Là mô hình cốt lõi của đa số dự án GameFi. Thay vì trả tiền được để như ở game truyền thống, người dùng chơi để kiếm tiền trong loại hình P2E này. 

 

Điểm nổi bật có Play-To-Earn là mở ra cánh cổng cho phép người chơi bỏ thời gian và công sức để chơi đổi lại họ nhận được phần thưởng tài chính. Họ có thể được thưởng token hay NFT có giá trị quy đổi được. 

 

Chính nhờ cách hoạt động này mà Play-To-Earn đã tạo được một nguồn động lực thúc đẩy người chơi cố gắng để đạt thành tích cao hơn và họ sẽ được nhận phần thưởng lớn. 

 

Play-To-Earn không đơn thuần chỉ là một xu hướng mà còn là một cách tiếp cận sáng tạo đổi mới cho người dùng khi tham gia vào GameFi. 

Move-to-earn

Là biến thể của Play-To-Earn, người chơi kiếm tiền đơn giản thông qua những chuyển động vật lý (chạy, đi bộ, thể dục thể thao,...) bình thường của họ. 

 

Mô hình này được khởi xướng bởi dự án STEPN và từng gây sốt một khoảng thời gian. Tuy nhiên, vì những thiết kế trong tokenomics chưa thật sự khoa học nên những dự án Move-To-Earn có mức độ lạm phát lớn và chưa bền vững. 

Lợi ích & rủi ro của GameFi

Lợi ích 

  • Kiếm thêm thu nhập việc chơi game: GameFi giúp người dùng thực sự kiếm tiền hoặc quy đổi các phần thưởng thành token có giá trị. 
  • Cơ hội đầu tư: GameFi mở ra một cơ hội đầu tư mới trong ngành công nghiệp game. Nhà đầu tư có thể ủng hộ những dự án game tiềm năng bằng cách mua token in-game như một khoản đầu tư hay stake token trong các dự án game để tăng lợi nhuận,...
  • Quyền sở hữu và khả năng giao dịch: GameFi cho phép người chơi quyền sở hữu thật sự với những tài sản trong game thông qua NFT. 
  • Khả năng tương tác xuyên biên giới: Ai cũng có thể tham gia vào GameFi, dù họ ở bất kỳ vùng lãnh thổ nào. 

Rủi ro 

  • Rủi ro bảo mật: Vì GameFi được xây dựng trên các smart contract nên ,có thể bị tấn công, gây thiệt hại tài sản của người dùng.
  • Biến động giá token: Vì phần thưởng của người chơi thường được trả bằng token của dự án đó, chính vì vậy nếu token bị mất giá, nó sẽ khiến cho người chơi bị giảm đi động lực tham gia. 
  • Ngưỡng tham gia cao: Một số dự án yêu cầu người chơi sở hữu một lượng token nhất định, hoặc sở hữu NFT để được tham gia game. Đặc biệt là trong các khoảng thời gian dự án đang fomo nhất và có đông người chơi muốn tham gia nhất, điều này có thể khiến cho chi phí tham gia vào game bị đội lên cao. 
  • Rủi ro pháp lý: GameFi cũng gặp phải thách thức về mặt pháp lý và quy định, khi việc chơi game còn tích hợp thêm các tính năng về tài chính.

Tương lai của GameFi

Theo nghiên cứu của Business ResearchInsights, thị trường GameFi dự kiến sẽ đạt 90,51 tỷ đô la vào năm 2031. Con số này là minh chứ cho tiềm năng của GameFi, thực sự rất lớn chứ không hề đơn giản là trend chóng nở sớm tàn.

 

Sự xuất hiện gần đây nhất của một số dự án như BigTime, Pixel,... cho ta thấy mảng GameFi đang rục rịch trở lại và tạo ấn tượng manh mẽ hơn khi chất lượng đồ hoạ, gameplay, thiết kế token đều được nghiên cứu kỹ và thiết kế bài bản.

 

Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của GameFi, market sẽ chứng kiến sự tăng trưởng của nhiều mảng liên quan khác như NFT, Metaverse,...

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về từ khoá “GameFi" mà mọi người cần nắm. GameFi đã đóng góp rất nhiều cho mùa uptrend 2021, khi nó là cây cầu kết nối người dùng tìm hiểu về blockchain một cách dễ tiếp cận nhất.

 

Hiện tại, làn sóng GameFi cũng đang dần nóng lại khi nhiều dự án game lớn, thời gian phát triển lâu đã và đang chuẩn bị ra mắt. Trong giai đoạn 2024-2025 này, GameFi sẽ là một mảng đầy tiềm năng & kỳ vọng, mang lại cơ hội mới cho cả nhà đầu tư và các nhà phát triển.