Trong hầu hết các blockchain phi tập trung, nâng cao hiệu suất và khả năng mở rộng là một bài toán lớn vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Trong bối cảnh này, Layer 2 đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện tại mà chúng ta đang có.

 

Trong bài viết này, hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu về Layer 2, cách thức hoạt động và vai trò đối với tương lai của công nghệ blockchain. Bắt đầu nhé!

Layer 2 là gì?

Layer 2 (L2) là giải pháp mở rộng được triển khai trên một blockchain Layer 1 (L1) cụ thể nhằm cải thiện hiệu suất, khả năng xử lý giao dịch và giảm chi phí mà không làm thay đổi giao thức L1 cơ bản.

 

Các giải pháp Layer 2 được sử dụng để giải quyết vấn đề tốc độ chậm và chi phí cao trong các giao dịch trên blockchain, đồng thời vẫn giữ được tính phân quyền, an toàn và bảo mật trên mạng lưới.

Layer 2 là giải pháp mở rộng được triển khai trên blockchain Layer 1
Layer 2 là giải pháp mở rộng được triển khai trên blockchain Layer 1

Các ý tưởng về L2 bắt đầu được thử nghiệm và triển khai với Lightning Network (Bitcoin), Plasma và State Channels (Ethereum) và một số giải pháp khác.

 

Bước khởi đầu thuận lợi này đã cho thấy tiềm năng của Layer 2 trong việc cải thiện hiệu suất và khả năng mở rộng cho các blockchain.

 

Kể từ đó đến nay, các developer đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các giải pháp L2 mới với sự cải tiến liên tục nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất để ứng dụng rộng rãi.

Vì sao cần có Layer 2?

Như đã đề cập, các blockchain phi tập trung đang bị giới hạn về khả năng xử lý giao dịch cũng như chi phí cao, đặc biệt là Bitcoin và Ethereum.

 

Với Bitcoin, blockchain này chỉ có thể xử lý được trung bình 7 giao dịch/giây và hoàn toàn không phù hợp để triển khai smart contract, xây dựng dApp và mở rộng hệ sinh thái các ứng dụng.

 

Trong khi đó, sự thành công và tốc độ phát triển quá nóng của Ethereum vô tình đã làm lộ ra những hạn chế của blockchain này. Phí gas cao, mạng lưới tắc nghẽn, chậm chạp là những vấn đề mà người dùng thường xuyên phải đối mặt khi giao dịch trên Ethereum.

Phí gas cao, thường xuyên tắc nghẽn là vấn đề nhức nhối của Ethereum
Phí gas cao, thường xuyên tắc nghẽn là vấn đề nhức nhối của Ethereum

Trên thực tế, không chỉ có Bitcoin hay Ethereum, các blockchain khác như Solana, BNB Chain, Cardano, Avalanche.v.v. cũng sẽ gặp phải những vấn đề tương tự, chỉ là chúng chưa đủ lớn để phát hiện ra ngay lúc này.

 

Cuối cùng, các giải pháp L2 chính là chìa khóa mà L1 cần, chúng cho phép thực hiện các giao dịch ngoại tuyến hoặc trên các chain con chạy song song, làm giảm bớt áp lực lên blockchain chính và tăng cường khả năng mở rộng.

 

Sau các đợt cập nhật quan trọng của Ethereum, mới đây nhất là sự kiện update Dencun vào ngày 13/3/2024, các nền tảng L2 như Arbitrum, Optimism, zksync, Linea.v.v. thậm chí đã giảm phí giao dịch xuống 10 lần.

 

Có thể thấy L2 đang làm rất tốt nhiệm vụ của chúng trong việc khắc phục những vấn đề mà L1 gặp phải. Đồng thời chúng hứa hẹn trở thành nguồn động lực lớn nhất thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái blockchain. 

Phân loại các giải pháp Layer 2

  • Cho phép các bên thực hiện các giao dịch off-chain, không cần phải ghi lại mỗi giao dịch trên blockchain chính mà chỉ thông báo kết quả cuối cùng sau khi các giao dịch đã hoàn tất. Các giải pháp điển hình nhất là State Channels và Payment Channels.
  • Tạo ra các chain con hoạt động song song để thực hiện các giao dịch off-chain nhằm giảm bớt tải trọng trên blockchain chính, đại diện chính là Sidechains.
  • Loại kiến trúc tập trung vào việc tạo ra các chain con phục vụ các ứng dụng cụ thể và giảm bớt áp lực trên blockchain chính, ví dụ như giải pháp Plasma.
  • Tận dụng sức mạnh của các chain con để xử lý off-chain và ghi lại các giao dịch trên chain chính, làm giảm bớt chi phí và tăng tốc độ giao dịch. Điển hình là Rollups và đây cũng là giải pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. 

Các giải pháp Layer 2 Rollup phổ biến

Optimistic Rollup

Optimistic Rollup thực hiện cơ chế di chuyển việc tính toán và lưu trữ giao dịch ở trạng thái off-chain, sau đó sẽ ghi lại chúng lên blockchain chính.

 

Một số dự án L2 sử dụng Optimistic Rollup nổi bật nhất là:

 

  • Arbitrum
  • Optimism
  • Boba Network
  • Metis
  • .v.v.
Khá nhiều dự án L2 hàng đầu đã lựa chọn Optimistic Rollup
Khá nhiều dự án L2 hàng đầu đã lựa chọn Optimistic Rollup

ZK-Rollup (Zero-Knowledge Rollup)

ZK-Rollup sử dụng công nghệ Zero-Knowledge Proofs (ZKP) để chứng minh tính chính xác của một giao dịch mà không cần tiết lộ thông tin về chính giao dịch đó. Cơ chế này giúp giảm áp lực tính toán trên chain chính, đảm bảo độ tin cậy, an toàn và bảo mật cho mạng lưới.

 

Một số dự án L2 sử dụng ZK-Rollup nổi bật nhất là:

 

Dự phóng tương lai của Layer 2

Đây là thời điểm mà Layer 2 đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và hứa hẹn mang lại nhiều cải tiến đáng kể cho các blockchain Layer 1. Qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các dApp và mở rộng hệ sinh thái blockchain.

 

Điều này có nghĩa là sự phát triển của Layer 2 sẽ cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn hơn trong việc trải nghiệm các ứng dụng trên blockchain. Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh và sự đổi mới liên tục trong lĩnh vực blockchain.

 

Trong tương lai, Layer 2 sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu tăng cường khả năng mở rộng cho L1 với đầu tàu là các giải pháp Rollup.

Kết luận

Tóm lại, Layer 2 đóng vai trò quan trọng trong giúp cải thiện hiệu suất và giảm phí giao dịch trên blockchain. Với sự phát triển không ngừng của các giải pháp L2, chúng ta có thể kỳ vọng vào một tương lai sáng hơn cho lĩnh vực blockchain.