Đối với môi trường tài chính truyền thống, việc vay và cho vay có lẽ đã quá gần gũi với chúng ta và ít nhất mỗi người đều từng trải qua các hình thức này dù là dưới dạng mô hình ngân hàng hay cá nhân. 

 

Vậy trong thị trường crypto, liệu chúng ta có thể áp dụng các hình thức đó với các token hay không? Lending và Borrowing chính là câu trả lời của bạn, vậy cách thức hoạt động của chúng thế nào? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Lending và Borrowing trong Defi là gì?

Lending (Cho vay) và Borrowing (Đi vay)
Lending (Cho vay) và Borrowing (Đi vay)

Lending là gì? 

Lending được hiểu là hình thức cho vay, nghĩa là bạn đem tài sản của mình cho một bên khác vay với một tỷ lệ lãi suất nhất định được thống nhất giữa hai bên. 

 

Sau khi hết kỳ hạn cho vay, bạn sẽ nhận lại được số tiền gốc cùng số tiền lãi dựa trên lãi suất đã thống nhất trước đó. Trong thị trường crypto, bên vay có thể sẽ là những nhà đầu tư khác hoặc chính các sàn giao dịch.

Borrowing là gì?

Borrowing là hình thức diễn ra quá trình một cá nhân/tổ chức có nhu cầu đi vay tài sản từ một tổ chức/cá nhân khác, với cam kết trả mức lãi suất đã thống nhất cùng số tiền vay trong kỳ hạn nhất định.

Lending trong CeFi

Là hình thức nền tảng cho vay hoạt động trong môi trường tài chính tập trung, với sự kiểm soát trung gian của một bên thứ ba giữa bên vay và bên cho vay. 

 

Nó luôn đi kèm với Custodial hoặc ủy thác để tăng sự tin tưởng và minh bạch. Các nền tảng cho vay trong CeFi nổi bật có thể kể đến như Celsius, Nexo, Salt,...

Lending trong DeFi

Là hình thức cho vay nhưng hoạt động trong môi trường tài chính phi tập trung và không qua một bên bất kì trung gian hay kiểm soát nào. 

 

Tại đây bên vay và cho vay sẽ thực hiện hành động dựa trên các cơ chế đặc biệt trong không gian DeFi. Một số cái tên tiêu biểu có thể kể đến gồm Maker, Aave, Solend, Compound...

So sánh Lending giữa CeFi và DeFi

Lending trong CeFi và Defi có gì khác biệt?
Lending trong CeFi và Defi có gì khác biệt?

CeFi

  • Người cho vay được đảm bảo tài sản bởi nền tảng trung gian
  • Có bộ quy định tiêu chuẩn tài sản đảm khi tham gia vay hoặc cho vay
  • Minh bạch trong vấn đề trả lãi suất, cung cấp thanh khoản
  • Các nền tảng Cefi sẽ phụ trách việc tìm khách hàng phù hợp

DeFi

  • Giao dịch P2P phi tập trung
  • Vay thế chấp vượt chuẩn
  • Khả năng tiếp cận người dùng toàn cầu
  • Thông tin ẩn danh
  • Phụ thuộc vào smart contract

Lịch sử phát triển của Lending trong DeFi

Bitcoin chính là cội nguồn của DeFi
Bitcoin chính là cội nguồn của DeFi

Với sự ra đời của Bitcoin và công nghệ sổ cái phân tán, không gian DeFi đã ngày càng phát triển hơn. 

 

Các giao dịch ngang hàng (peer to peer) đã giải quyết các nhu cầu về một thị trường tài chính phi tập trung. Các công nghệ ngày càng được mở rộng, bắt đầu từ việc giao dịch ẩn danh giữa 2 loại tài sản cho đến việc áp dụng các mô hình tài chính truyền thống. 

 

Điển hình nhất là sự bùng nổ của các nền tảng Lending & Borrowing với các mức lãi suất lợi nhuận hấp dẫn, khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham gia góp phần tạo nên các pool thanh khoản ngày một lớn. Nhờ vào đó, một loạt các tính năng DeFi được ra mắt như Yield Farming, Staking, Voting, Launchpad,...

 

Tuy vậy, các cơ chế này phụ thuộc hoàn toàn vào smart contract khiến cho không ít các vụ hack với thiệt hại lớn đã diễn ra. Vì thế, với người dùng quyết định tham gia vào DeFi, họ cần trang bị cho mình rất nhiều kiến thức về công nghệ cũng như sự quản lý vốn hợp lý để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

Phân loại các mô hình Lending phổ biến trong Defi

Minh họa về lending và borrowing BTC
Minh họa về lending và borrowing BTC

Collateralized lending (Cho vay thế chấp)

Đây là hình thức cho vay cơ bản nhất trong DeFi với hai loại phương thức gồm Under-Collateralized Lending (Cho vay thế chấp dưới chuẩn) và Over-Collateralized Lending (Cho vay thế chấp quá chuẩn).

Under-Collateralized Lending (Cho vay thế chấp dưới chuẩn) là gì?

Là mô hình cho vay mà người vay không cần cung cấp tài sản thế chấp có giá trị cao hơn số tiền cần vay. Đặc điểm này khá giống với việc giao dịch ký quỹ (Margin) khi có sự linh hoạt giúp gia tăng số vốn mong muốn hơn số vốn sở hữu.

 

Ví dụ:

 

Bạn tham gia nền tảng TrueFi, đây là nền tảng liên kết với rất nhiều công ty, tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay vốn không cần thế chấp. 

 

Bạn quyết định gửi tài sản của mình vào TrueFi và nhận lại mức lãi suất theo kỳ hạn cố định, số tài sản đó của bạn sẽ được TrueFi cho các công ty hoặc tổ chức khác vay, sau đó đến kỳ hạn các nhóm vay này sẽ hoàn trả khoản vay. 

 

Từ đó, bạn có thể lấy lại số tài sản gốc kèm số tiền lãi của mình. Nền tảng này khuyến khích người dùng đóng góp khoản vay bằng các gói kỳ hạn kèm lãi suất hấp dẫn. 

Over-Collateralized Lending (Cho vay thế chấp quá chuẩn) là gì?

Là mô hình ngược lại với Under-Collateralized Lending khi người dùng phải thế chấp tài sản có giá trị lớn hơn số tiền cần vay. Tài sản này sẽ được gửi vào smart contract và hoàn trả lại cho người dùng sau khi tất toán khoản vay.

 

Ví dụ:

 

Trong nền tảng MakerDAO, bạn có đang có sẵn 10 ETH trong ví và đang cần tiền mặt và không muốn bán số ETH đó vì nghĩ nó sẽ còn tăng. 

 

Bạn quyết định thế chấp 10 ETH của mình để nhận lại USDT, số USDT này sẽ nhỏ hơn tổng giá trị của 10 ETH theo quy định của cơ chế. Sau đó, lượng ETH này của bạn sẽ bị khóa vào một smart contract, chỉ đến khi bạn hoàn trả lại khoản tiền USDT đã vay cùng lãi suất, bạn sẽ nhận lại 10 ETH của mình.

 

Trong trường hợp này, bạn sẽ bị mất/lỗ ETH khi

 

  • TH1: bạn không trả đủ số tiền USDT đã vay.
  • TH2: bạn đã trả đủ số tiền USDT nhưng giá ETH giảm xuống, khiến tổng giá trị ETH của bạn sẽ bị lỗ so với ban đầu.

Các mô hình Lending kiếm lợi nhuận từ đâu?

Minh họa về việc kiếm lợi nhuận từ Lending
Minh họa về việc kiếm lợi nhuận từ Lending

Nguồn thu chính đến từ 3 loại phí:

 

  • Phí giao dịch: hầu hết khi người dùng tham gia các dự án Defi ở bất kỳ hình thức nào cũng đều trả 1 phần phí giao dịch cho việc cung cấp thanh khoản.
  • Phí gas: các dự án Defi đều hoạt động trên một chain nào đó và phí gas là một điều tất yếu.
  • Phí thanh lý: tương tự như khi tất toán khoản vay ngoài ngân hàng truyền thống, cơ chế Lending trong Defi cũng yêu cầu mức phí này.

Ưu và Nhược điểm của Lending trong thị trường Crypto

Ưu điểm

  • Người dùng có thể sử dụng số coin nhàn rỗi của họ để tham gia cho vay và nhận lãi suất, tìm thêm lợi nhuận thụ động.
  • Đa dạng các gói vay về tài sản cũng như kỳ hạn.

Nhược điểm

Biến động giá mạnh là nhược điểm lớn nhất khi trong thời gian bạn đem tài sản cho vay và giá của loại tài sản đó giảm mạnh, khiến bạn bị lỗ so với tổng giá trị tài sản ban đầu.

Một số đặc điểm cần lưu ý ở mô hình Lending

  • Lending Interest Rate: mức lãi suất nhận được khi tham gia cho vay
  • Lending Time: tương tự như kỳ hạn cho vay, vì bạn sẽ bị khóa tài sản cho vay trong thời gian này.
  • Lending Asset: loại tài sản hiện hữu mà các nền tảng Lending cho phép bạn tham gia.
  • Lending Total Valued Asset: tổng số lượng tài sản bị khóa bên trong nền tảng, bạn có thể quan sát việc này để biết được tài sản nào đang có nhu cầu quan tâm cao.

Tổng Kết

Lending cũng là một trong những hình thức kiếm lợi nhuận phổ biến được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư trong thị trường crypto. Tuy nhiên, rủi ro trong không gian Defi cũng thường xuyên xảy ra, vì thế, khi quyết định tham gia các bạn hãy tìm hiểu kỹ các thuật ngữ và cơ chế xung quanh nó. 

 

Lưu ý: TradeCoinVN không có trách nhiệm với bất kỳ khoản đầu tư nào của bạn trong hình thức Margin Trading, hãy tìm hiểu và giao dịch có trách nhiệm!