Bitcoin là blockchain lớn nhất hiện nay, nhưng mạng lưới này đang phải đối mặt với thách thức về chi phí và thời gian giao dịch. Bitcoin chỉ có thể xử lý được khoảng 7 giao dịch mỗi giây, khiến nó gần như không thể có khả năng mở rộng.

 

Lightning Network ra đời với mục tiêu trở thành giải pháp hiệu quả nhất, giúp Bitcoin có thể khắc phục được vấn đề nêu trên. Vậy Lightning Network là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với Bitcoin? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

Lightning Network là gì?

Lightning Network là giải pháp mở rộng cho blockchain Bitcoin nhằm mục đích giải quyết vấn đề về chi phí phí và thời gian giao dịch. Đây là một giải pháp off-chain (ngoài chuỗi), hoặc Layer 2, trong đó giao dịch được thực hiện thông qua mạng lưới các kênh thanh toán được tích hợp trên blockchain.

Lightning Network là giải pháp mở rộng cho blockchain Bitcoin
Lightning Network là giải pháp mở rộng cho blockchain Bitcoin

Cụ thể, thay vì giao dịch trực tiếp trên Bitcoin, Lightning Network cho phép quá trình này diễn ra trên một chain phụ bên ngoài, giúp giảm tắc nghẽn mạng và chi phí giao dịch.

 

Cơ chế hoạt động này giúp cải thiện tốc độ và mở rộng khả năng xử lý giao dịch cho blockchain Bitcoin. Với Lightning Network, người dùng có thể gửi và nhận BTC nhanh chóng mà hầu như không mất phí.

Lịch sử phát triển của Lightning Network

Khái niệm Lightning Network xuất hiện lần đầu trong một bản phác thảo được đăng trên diễn đàn Bitcointalk bởi Joseph Poon và Tadge Dryja vào tháng 11 năm 2015. Trong đó, tác giả đã giới thiệu một phương pháp mới để giải quyết vấn đề về chi phí và thời gian giao dịch trên blockchain Bitcoin bằng cách sử dụng kênh thanh toán off-chain.

 

Đến tháng 1 năm 2016, Joseph Poon và Thaddeus Dryja đã xuất bản một whitepaper chính thức về Lightning Network, mô tả chi tiết cách hoạt động của giao thức này và các vấn đề mà nó có thể giải quyết.

 

Phiên bản testnet đầu tiên của Lightning Network đã được triển khai vào năm 2018. Tính đến thời điểm hiện tại, công nghệ này đã được đưa vào sử dụng phổ biến, đồng thời vẫn tiếp tục được cải tiến và mở rộng.

Lightning Network hoạt động như thế nào?

Lightning Network hoạt động bằng cách tạo ra một mạng lưới các kênh thanh toán bên ngoài chain chính của Bitcoin (off-chain), người dùng sẽ thực hiện các giao dịch trên các kênh này với tốc độ nhanh hơn và phí rẻ hơn.

Mô hình hoạt động của Lightning Network
Mô hình hoạt động của Lightning Network

Cơ chế hoạt động cơ bản của Lightning Network như sau:

 

  • Mở kênh thanh toán: Đầu tiên hệ thống sẽ mở kênh thanh toán bằng cách tạo một giao dịch trên blockchain. Kênh này sẽ khóa tài sản crypto của mỗi bên vào một pool thanh toán.
  • Thực hiện giao dịch: Hai bên có thể thực hiện các giao dịch trong kênh thanh toán, quá trình này hoàn toàn không liên quan đến chain chính của Bitcoin. Họ có thể tạo các hóa đơn, chuyển tiền cho nhau, và ký các giao dịch nội bộ trong kênh thanh toán.
  • Kết thúc kênh thanh toán: Nếu một bên muốn đóng kênh thanh toán, họ cần ký giao dịch để gửi lên blockchain. Khi giao dịch này được xác nhận, toàn bộ số tài sản crypto (đã được khóa trong pool) sẽ được mở và trả về cho mỗi bên theo thỏa thuận.

Ý nghĩa của Lightning Network đối với Bitcoin

Lightning Network có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với Bitcoin, không chỉ giúp cải thiện khả năng mở rộng của Bitcoin mà còn mở ra cơ hội phát triển và ứng dụng rộng rãi. Điều này được thể hiện thông qua những khía cạnh sau:

 

  • Giảm chi phí và thời gian giao dịch: Việc thực hiện các giao dịch thông qua kênh thanh toán diễn ra nhanh chóng với chi phí thấp hơn nhiều so với trên chain chính của Bitcoin. Từ đó tạo ra sự tiện lợi và linh hoạt, cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng tính ứng dụng của Bitcoin.
  • Cải thiện khả năng mở rộng: Lightning Network giúp cải thiện khả năng xử lý giao dịch của Bitcoin, làm tăng khả năng mở rộng và tránh tình trạng tắc nghẽn mạng.
  • Phát triển hệ sinh thái: Lightning Network mở ra cơ hội cho việc phát triển các dịch vụ và ứng dụng dựa trên nền tảng Bitcoin. Các dApp, dịch vụ thanh toán, NFT marketplace.v.v. có thể tận dụng ưu điểm của Lightning Network để hoàn thiện hơn, tạo ra một hệ sinh thái phong phú và đa dạng.
Lightning Network mở ra cơ hội cho việc phát triển hệ sinh thái Bitcoin
Lightning Network mở ra cơ hội cho việc phát triển hệ sinh thái Bitcoin

Những điểm hạn chế của Lightning Network

  • Tính khả dụng: Việc sử dụng Lightning Network vẫn còn khá phức tạp đối với nhiều người dùng thông thường. Điều này có thể làm giảm tính ứng dụng và phạm vi tiếp cận của công nghệ này.
  • Rủi ro bảo mật: Mặc dù Lightning Network được thiết kế đi kèm với các biện pháp an ninh, nhưng vẫn có rủi ro về bảo mật và an toàn từ các lỗ hổng trong mã nguồn.

Tình trạng hoạt động của Lightning Network hiện tại

Cho đến nay, mạng Lightning Network vẫn hoạt động tốt với các thông số ổn định. Theo dữ liệu thống kê mới nhất (ngày 1/4/2024), nó đã có tới hơn 15.000 node trực tuyến, hơn 54.000 kênh đang hoạt động và thông lượng hơn 4600 BTC.

Thống kê hoạt động của Lightning Network
Thống kê hoạt động của Lightning Network

Đối với những người dùng muốn chạy node nhưng không có kiến thức và kinh nghiệm, họ có thể sử dụng node được cung cấp sẵn, chỉ cần cài đặt là có thể hoạt động. Các dịch vụ triển khai node Lightning Network phổ biến hiện nay là C-lightning của Blockstream, Lightning Network Daemon của Lightning Labs và Eclair của ACINQ.

Tổng kết

Lightning Network là giải pháp mở rộng hết sức tiềm năng, giúp giải quyết các vấn đề về chi phí và thời gian giao dịch, vốn là trở ngại đối với người dùng Bitcoin. Bằng cách tạo ra các kênh thanh toán off-chain, Lightning Network mang lại lợi ích lớn cho người dùng thông qua việc giảm chi phí và tăng tốc độ giao dịch.

 

Mặc dù vẫn phải đối mặc với một số thách thức về bảo mật và tính khả dụng, nhưng giải pháp này vẫn tiếp tục được cải tiến để ngày càng hoàn thiện hơn.