Thế giới đầu tư crypto không ngừng phát triển, theo đó, các khái niệm và công nghệ mới xuất hiện ngày càng nhiều. Một trong những bước phát triển mới nhất trong lĩnh vực này là Liquid Staking Tokens (LSTs). Hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng, lợi ích cũng như rủi ro của LSTs và khám phá cách công nghệ này có thể cải thiện toàn bộ hệ sinh thái của Ethereum blockchain.

 

Công nghệ blockchain càng phát triển, staking càng chiếm vị thế quan trọng trong quy trình bảo mật và xác minh các giao dịch trên các mạng blockchain. Theo đó, Staking là hành động nắm giữ và khóa một lượng token nhất định để nhận phần thưởng. Những token này có thể bị khóa trong ví hoặc các nút của dự án Blockchain trong một khoảng thời gian cố định nào đó.

 

Mặc dù staking có nhiều lợi ích không ngờ, nhưng lĩnh vực truyền thống này luôn gặp khó khăn vì bị hạn chế tính thanh khoản, từ đó giới hạn khả năng sử dụng tài sản đã được stake của người dùng. Tuy vậy, sự ra đời của Liquid Staking Tokens (LSTs) sẽ cách mạng hóa lĩnh vực staking, giúp user sử dụng tài sản được stake một cách hiệu quả hơn.

Một trong những bước phát triển mới nhất trong blockchain là Liquid Staking Tokens (LSTs)
Một trong những bước phát triển mới nhất trong blockchain là Liquid Staking Tokens (LSTs)

Liquid Staking Tokens (LSTs) là gì?

Liquid Staking Tokens (LSTs) là những token user nhận được sau khi stake thông qua các giao thức Liquid Staking. Theo đó, thông qua LSTs, user có thể vừa tham gia quy trình stake token vừa có thể mua bán hoặc tham gia vào các hoạt động khác trong thị trường DeFi cũng như chuyển quyền sở hữu của các token người dùng đã stake.

 

Nói dễ hiểu, trên hầu hết các giao thức Liquid Staking, người dùng có thể gửi tài sản của họ vào nền tảng, sau đó giao thức sẽ phát hành cho họ một loại token đại diện cho tài sản đã được stake theo tỷ lệ 1:1. Token đại diện đó chính là LSTs. 

 

Những LSTs như Liquid Staked ETH giúp staker có thể dùng token đại diện để kiếm thêm yield bằng nhiều cách khác nhau như lending, đầu từ tài sản vào các giao thức DeFi khác hay tiếp tục giao dịch. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư.

Liquid Staking Tokens (LSTs) là gì?
Liquid Staking Tokens (LSTs) là gì

Sau khi bản nâng cấp The Merge được triển khai vào tháng 9 năm 2022, Liquid Staking Tokens (LSTs) đã nhanh chóng xâm chiếm thị trường crypto, với hơn 20% TVL mảng Liquid Staking Derivatives.

 

Nhưng dù Ethereum là một trong những giao thức Proof-of-Stake (PoS) hàng đầu, mạng lưới của nó lại có tỷ lệ staking rất thấp, chỉ rơi khoảng trên dưới 15%. Nguyên nhân một phần là vì để trở thành validator trên Ethereum rất khó và user phải stake tối thiểu 32 ETH, trị giá khoảng 58.000 USD. 

 

Điều này đã tạo cơ hội, giúp những các dự án mảng Liquid Staking như LidoRocket Pool cung cấp một giải pháp dễ dàng hơn với các yêu cầu dễ tiếp cận hơn cho user.

So sánh tỷ lệ staking giữa Ethereum với các mạng khác
So sánh tỷ lệ staking giữa Ethereum với các mạng khác

Lý do vì sao LSTs quan trọng và phát triển mạnh trong DeFi

Trước khi tìm hiểu chi tiết về LSTs, cần phải hiểu rõ bối cảnh cũng như nguyên nhân LSTs tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.

 

Bao lâu nay, để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi lại trên blockchain là hợp lệ, các mạng áp dụng các cơ chế đồng thuận khác nhau. Theo đó, Proof of Work (PoW) là cơ chế được sử dụng lâu đời nhất. Cơ chế này được tạo ra bởi Satoshi Nakamoto và nó được nhiều người xem là một trong những lựa chọn an toàn nhất. Proof of Stake (PoS) được tạo ra sau đó, nhưng hiện nó rất phổ biến với hầu hết các dự án altcoin.

 

Proof of Work yêu cầu validator phải có máy đào mạnh để tranh quyền xác thực block mà không cần nắm giữ đồng coin blockchain đó. Tuy nhiên, vận hành máy đào tốn kém chi phí và tài nguyên. Coin được đào ra bị bán để duy trì chi phí hoạt động.

 

Trong khi đó, Proof of Stake chỉ yêu cầu Validator stake một số lượng coin trên mạng lưới để đảm bảo tính trung thực. Nếu gian lận, họ bị phạt và mất số lượng đồng coin đã stake. Điều này giúp giảm số lượng coin lưu thông trên thị trường.

So sánh PoW và PoS
So sánh PoW và PoS

Ngoài ra, PoS có nhiều ưu điểm so với PoW, như thời gian tạo block nhanh hơn, chi phí hoạt động thấp hơn, thông lượng cao hơn và tác động sinh thái thấp hơn,...

 

Vì vậy, kể từ năm 2020 trở đi, ngày càng có nhiều PoS blockchain ra đời và đây cũng là yếu tố then chốt giúp cho Liquid Staking Tokens phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai vì chúng chỉ hoạt động trên các PoS blockchain mà không hoạt động trên PoW blockchain.

Lợi ích của Liquid Staking Tokens

  • Tăng cường tính thanh khoản: LSTs được phát triển chủ yếu để giải quyết vấn đề thiếu thanh khoản. Theo đó, thông qua Liquid Staking Tokens, nhà đầu tư có thể dùng token đại diện để kiếm thêm lợi nhuận bằng nhiều cách khác nhau. Ngoài phần yield kiếm được từ staking người dùng còn có cơ hội kiếm thêm yield từ việc đầu từ tài sản vào các giao thức DeFi khác.
  • Tăng cường tính linh hoạt khi đầu tư cho user: Liquid Staking Tokens (LSTs) là tạo ra lợi suất bổ sung cho các nhà đầu tư trong các giao thức DeFi khác nhau. Khi tham gia liquid staking, tài sản của người dùng sẽ không hoàn toàn bị khoá và sẽ được đại diện bởi một loại tài sản đại diện theo tỷ lệ 1:1. Người dùng có thể bán các token đại diện bất kỳ lúc nào để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất trong khi thị trường biến động mạnh.
  • Giảm thiểu rủi ro: Bằng cách giữ LSTs, người dùng có thể hưởng lợi từ tính ổn định của giá trị token, đồng thời tham gia đầu tư vào những hệ sinh thái khác. Ngoài ra, Liquid Staking Tokens sẽ được uỷ quyền cho nhiều validator nhằm làm giảm nguy cơ tổn thất tài sản. Bên cạnh đó, các giao thức Liquid staking còn có các quỹ bảo hiểm để đền bù cho khách hàng trong trường hợp cần thiết.
Liquid Staking Tokens có thể tăng cường tính thanh khoản, tính linh hoạt và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư
Liquid Staking Tokens có thể tăng cường tính thanh khoản, tính linh hoạt và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư

Ứng dụng của LSTs

  • Thế chấp trong DeFi: LSTs có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp trong các giao thức cho vay mượn, giúp staker mở khóa thanh khoản từ tài sản staking mà không đánh mất vị thế staking của mình. Nhờ đó, user có thể tham gia vay mượn hoặc các chiến lược giao dịch đòn bẩy trong khi vẫn giữ vị trí của họ trong hệ sinh thái staking.
  • Giao dịch và trao đổi: LSTs có thể được giao dịch trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEXs) hoặc tập trung (CEXs), cung cấp thị trường thanh khoản cho các tài sản staking. Điều này giúp cho việc giao dịch và đầu tư token trở nên dễ dàng hơn cho người dùng nếu muốn mua, bán hoặc đổi tài sản staking mà không cần phải đợi token được unlock.
  • Tài sản tổng hợp (Synthetic Assets) và phái sinh (Derivatives): LSTs chiếm vị trí quan trọng trong quy trình tạo ra các tài sản tổng hợp và tài sản phái sinh, giúp người dùng có thể tiếp cận với các tài sản staking mà không cần hold trực tiếp chúng.
LSTs có thể ứng dụng trong mảng Tài sản tổng hợp (Synthetic Assets) và phái sinh (Derivatives)
LSTs có thể ứng dụng trong mảng Tài sản tổng hợp (Synthetic Assets) và phái sinh (Derivatives)

Rủi ro xoay quanh LSTs

Dễ bị depeg

Liquid staking có thể khiến token dễ bị depeg, vì phương án trên có cấu trúc hoạt động khác với staking truyền thống. Minh chứng dễ thấy nhất là vào tháng 5 vừa qua, stETH đã trượt neo giá với ETH cùng mức chênh lệch ~2-3% trong khoảng 1 tuần trước đó. Điều này có nghĩa, 1 stETH chỉ có thể đổi lại được 0,97 ETH trên sàn giao dịch Curve Finance.

 

Trước đó, nhờ vào cơ chế của Liquid Staking, người dùng có thể triển khai chiến lược farm đòn bẩy. Cụ thể, các bước của chiến lược này như sau:

 

  • Thế chấp stETH vào Aave, vay về ETH.
  • Cầm lượng ETH vay được, stake vào Lido Finance, nhận về stETH.
  • Cầm lượng stETH nhận về, thế chấp tiếp vào Aave và lặp lại vòng vay ETH.

 

Phương án này giúp người dùng đòn bẩy được lãi suất staking từ giao thức, giúp tăng được yield cao hơn so với việc staking thuần 1 lượng ETH ban đầu. Tuy nhiên, điều này cũng tương đương với việc người dùng đang short ETH dựa trên tài sản thế chấp là stETH.

 

Nếu user dùng stETH thế chấp để short ETH, thì theo lẽ thông thường, nếu ETH tăng giá so với stETH, rủi ro thanh lý các khoản vay trên Aave sẽ dần tăng lên. Nhiều chuyên gia còn cho rằng, lượng stETH có thể bị thanh lý nếu xuất hiện việc 10% depeg.

stETH bị depeg
stETH bị depeg

Rủi ro liên quan đến smart contract

Một nguy cơ khác là khả năng tồn tại các lỗ hổng hợp đồng thông minh, có thể khiến kẻ gian dễ dàng đánh cắp hoặc hack các token staking. Câu chuyện này đã từng xảy ra với Stader Labs hay Acala khi mà các hacker nắm được lỗ hổng của smart contract để mint ra hàng tỷ tỷ token phái sinh và sau đó xả toàn bộ trên DEX để thu về tất cả token gốc.

Vấn đề tập trung hóa (centralized)

Danny Ryan, một researcher chuyên nghiệp, đã khẳng định, LSTs có thể trở thành công cụ giúp các giao thức Liquid Staking chiếm quyền. Ryan cảnh báo rằng, trong trường hợp việc phát hành Liquid Staking Tokens với mật độ quá lớn có thể dẫn đến tình trạng “centralized staking” hay tập trung hóa hệ thống staking. Đây là điều mà mọi nền tảng Blockchain đều muốn hạn chế.

Việc phát hành Liquid Staking Tokens với mật độ quá lớn có thể dẫn đến tình trạng “centralized staking”
Việc phát hành Liquid Staking Tokens với mật độ quá lớn có thể dẫn đến tình trạng “centralized staking”

Hệ sinh thái của LSTs

Dưới đây là bảng so sánh nhanh giữa ba token, giao thức liquid staking phổ biến nhất, theo Ethereum.org:

Bảng so sánh giữa Lido, Rocket Pool, Coinbase

Lido Finance - stETH

Lido Finance - một giao thức liquid staking phi tập trung được ra mắt vào tháng 12 năm 2020, đã nghiễm nhiên trở thành ông vua trong mảng pool staking khi nói đến số lượng ETH được staking.

 

Do đó, stETH, token liquid staking của Lido, cũng có độ thanh khoản sâu nhất trên các thị trường cho vay và sàn giao dịch phi tập trung. Đáng chú ý nhất là Aave (v2 & v3) và pool Curve stETH/ETH, có khoảng 1,1 triệu ETH (tương đương khoảng 2 tỷ USD), cũng như 400 nghìn đồng ETH và stETH (tương đương khoảng 1,5 tỷ USD).

 

Lưu ý rằng giao thức này có hai phiên bản của token ETH staking là stETH và wstETH (wrapped stETH).

Cơ chế Liquid Staking của Lido
Cơ chế Liquid Staking của Lido

Cả hai token đều tuân theo tiêu chuẩn token ERC-20, nhưng chúng lại có cơ cấu staking reward khác nhau. stETH tiêu chuẩn là một rebase, có nghĩa là số dư stETH tăng theo chu kỳ. Ngược lại, số dư của wstETH là không đổi, trong khi token tăng giá trị (so với stETH).

 

Vì hầu hết các giao thức cho vay DeFi không hỗ trợ các rebase token (ngoại trừ Aave v2 và Curve), wstETH chủ yếu được sử dụng trên các ứng dụng phi tập trung như Maker, Compound v2 & v3, Aave v3, Uniswap,…

 

Lido đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong khoảng thời gian gần đây khi vươn lên vị trí số một với hơn 14,02 tỷ USD TVL và chiếm 73,5% thị phần của ETH đã staking.

TVL của Lido đạt hơn 14,02 tỷ USD
TVL của Lido đạt hơn 14,02 tỷ USD

Rocket Pool - rETH

Hiện tại, tại thời điểm viết bài, Rocket Pool đứng thứ 3 với lượng TVL đạt 1,82 triệu USD và có tiềm năng sáng bằng Lido. Theo đó, phương án của giao thức này là hạ thấp các yêu cầu về vốn và phần cứng liên quan đến việc staking trên ETH 2.0.

 

Một điểm khác biệt chính giữa Rocket Pool và Lido là tính phi tập trung của Rocket Pool. Lido sẽ luôn tồn tại rủi ro nhỏ vì nó không có quyền kiểm soát hành động của những validator, trong khi đó, ở chiều ngược lại, ai cũng có thể trở thành node operator trên Rocket Pools (nếu họ có vốn).

 

Giải pháp của họ phục vụ hai đối tượng, những người muốn staking ETH và những người muốn chạy node. Cách rẻ nhất và dễ dàng nhất để tham gia là staking 0,01 ETH và đổi lại nhận được rETH. Giá trị của rETH tăng lên cùng với hiệu suất của mạng phi tập trung của các node operator, do đó, người dùng không chỉ kiếm thêm lợi nhuận mà còn góp phần bảo mật mạng ETH 2.0.

TVL của Rocker Pool
TVL của Rocker Pool

Coinbase - cbETH

Tháng 8 năm 2022, Coinbase, sàn giao dịch crypto đứng thứ hai xét theo khối lượng, đã tung ra token liquid staking của riêng mình, được gọi là cbETH. Theo đó người dùng có thể nhận được ETH để đổi lấy ETH mà Coinbase sẽ staking trên phiên bản PoS của Ethereum.

 

cbETH được mint độc quyền bởi Coinbase, và người dùng có thể đặt cược ETH của mình thông qua chương trình 'Earn' trên Coinbase, nếu user vượt qua quá trình KYC và xác nhận danh tính.

 

Vì cbETH tuân thủ chuẩn ERC-20 nên token này có thể được mua, bán, chuyển và sử dụng trên DeFi như bất kỳ token ERC-20 nào khác trên blockchain Ethereum. Hiện tại, cbETH là liquid staking token ETH lớn thứ hai theo TVL, nằm giữa stETH của Lido và rETH của RocketPool.

Các thông số của cbETH
Các thông số của cbETH

Tác động của LSTs đến Ethereum

Việc mạng lưới Ethereum chuyển dần sang Proof of Stake (PoS) đã mở ra một khía cạnh mới, giúp lĩnh vực tài chính phi tập trung trong hệ sinh thái Ethereum bước lên tầm cao mới. Trong đó, Liquid Staking Tokens đang dần đạt được vị thế là hình thức tài sản thế chấp ưa thích trên các ứng dụng DeFi. Điều này đang dần làm lu mờ những chiến lược đầu tư ETH truyền thống.

 

Theo Messari, các LST đang ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực cho vay. Hơn nữa, LSTs được xem là phương án thay thế ETH và trở thành tài sản thế chấp, giảm thiểu rủi ro khi vay các loại token khác.

 

Dữ liệu từ các hoạt động staking và vay mượn của giao thức Aave là minh chứng cho thấy mức sử dụng LSTs tăng đột biến, khiến LSTs vượt qua ETH để trở thành tài sản thế chấp lớn nhất.

LSTs vượt qua ETH để trở thành tài sản thế chấp lớn nhất
LSTs vượt qua ETH để trở thành tài sản thế chấp lớn nhất

Ngoài ra, kể từ khi triển khai The Merge, độ phổ biến của LSTs đã tăng đáng kể. Chúng chiếm khoảng 20% TVL trong lĩnh vực staking. Theo số liệu trên Dune Analytics, hơn 25,3 triệu ETH đã được ký gửi trên các giao thức. Khoản tiền gửi hiện tại chiếm khoảng 21,10% tổng nguồn cung ETH.

 

Bên cạnh đó, Liquid Staking chiếm 20% thị phần trên thị trường. Ngoài ra, dữ liệu cho thấy một lượng lớn stake mới liên tục đổ vào và con số trên đang không ngừng tăng. Hơn nữa, trên khung thời gian hàng ngày, ETH có nhiều dấu hiệu tích cực. Tại thời điểm viết bài, ETH đang được giao dịch quanh mức 1.900 USD. Không dừng lại tại đó, biểu đồ giá cũng chỉ ra rằng ETH đã vượt qua Đường trung bình động ngắn (đường màu vàng). Ngoài ra, Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) cho thấy ETH đang có xu hướng tăng mạnh.

Các chỉ số, đường giá của ETH trong thời gian qua
Các chỉ số, đường giá của ETH trong thời gian qua

Tổng kết

Như vậy, Liquid Staking Tokens (LSTs) là một bước nhảy vọt mạnh mẽ trong mảng staking, giúp giải quyết các bài toán liên quan đến tính thanh khoản mà các nhà đầu tư luôn đau đầu đối mặt. Bằng cách mã hóa tài sản đã staking, LSTs đã giúp người dùng có nhiều cơ hội tham gia vào các ứng dụng tài chính phi tập trung khác, giao dịch và đầu tư những dự án.

 

Tuy nhiên, đây vẫn là một xu hướng mới và tiềm năng của thị trường staking, vì vậy, nhà đầu tư cần phải tiếp tục quan sát và đánh giá khách quan để tránh xảy ra rủi ro. Nếu LSTs được thực hiện đúng cách, chúng có tiềm năng thay đổi mảng staking, giúp nhà đầu tư có quyền lực hơn và đẩy mạnh quy trình chấp thuận công nghệ blockchain và crypto.