NFTfi là sự kết hợp giữa NFT và DeFi và thông qua những công cụ tài chính, mảng này có thể tăng thanh khoản cho NFT và tối ưu hóa dòng tiền cho NFT holder. Nếu vậy, xu hướng mới trên có thể giúp NFT bùng nổ và tạo được cột mốc mới?

 

Thế giới càng phát triển, nhu cầu của người dùng càng tăng cao và mở rộng sang nhiều hình thức khác. Trước đây, NFT chỉ đơn thuần là những bộ sưu tập nghệ thuật mà thông qua đó, nhà đầu tư có thể nắm giữ, hưởng lợi và sử dụng trong các dự án GameFi.

 

Giờ đây, thị trường phát triển, người dùng không chỉ muốn hold mà còn có thể giao dịch, vay, mượn, mua bán các tác phẩm mã hóa trên. Trong bối cảnh đó, NFTfi ra đời nhằm thúc đẩy tính thanh khoản, mở ra một chân trời mới cho NFT.

Key Insight

  • NFTfi là sự kết hợp giữa NFT và DeFi, thông qua các công cụ tài chính, mảng này có thể tăng thanh khoản cho NFT và tối ưu hóa dòng tiền cho NFT holder.
  • Các giao thức NFTfi có khả năng tăng cường tính khả dụng tài chính của NFT, từ đó, tăng tính thanh khoản, mở rộng tiện ích kinh tế và giảm thiểu rủi ro thị trường.
  • NFTfi bao gồm nhiều mảnh ghép quan trọng khác nhau, bao gồm phân mảnh NFT, NFT launchpad, NFT marketplace và các tính năng DeFi khác.
Khi NFT hòa làm một với tài chính phi tập trung
Khi NFT hòa làm một với tài chính phi tập trung

NFTfi là gì?

NFTfi (NFT Finance) là sự kết hợp giữa 2 thuật ngữ NFT và DeFi và là một mảng mới có khả năng tăng tính thanh khoản cho NFT của người dùng thông qua các dịch vụ tài chính.

 

Hệ sinh thái NFTfi cũng sẽ giúp người sưu tầm NFT tối ưu hóa dòng tiền, tạo động lực để user có thể mua và hold NFT như một tài sản có tiềm năng lâu dài thay vì chỉ xem các tác phẩm nghệ thuật trên là sản phẩm đầu cơ thông thường.

 

Đọc thêm: Bitcoin NFT là gì? Liệu Bitcoin Ordinals có trở thành xu hướng mới?

Lý do NFTfi ra đời

NFT là một từ khóa không mấy xa lạ trong crypto và lĩnh vực trên đang ngày càng lớn mạnh nhờ vào tính độc đáo, tính cá nhân và tính minh bạch cùng với các tính năng khác của loại tài sản số này. Không chỉ vậy, thuật ngữ này đang dần được nhiều người đón nhận hơn khi các công ty, tập đoàn lớn tích hợp, ứng dụng NFT vào bộ sản phẩm của mình.

 

NFT được mint lần đầu vào năm 2014 và trở thành cơn sốt trong năm 2021 nhờ sự tăng trưởng của mảng GameFi và những bộ sưu tập NFT trị giá lên đến hàng trăm ngàn USD. Nhưng sau giai đoạn này, thị trường crypto hạ nhiệt và khiến NFT cũng hạ sóng. Hiện nay, theo nhiều nhà đầu tư, các sản phẩm NFT chủ yếu mang tính đầu cơ và có tính thanh khoản kém hơn nhiều so với coin/token.

 

Dù NFT marketplace đang từng bước phát triển để phù hợp với nhu cầu người dùng nhưng đến nay, thị trường này vẫn đang thiếu những công cụ để khai thác giá trị của những bộ NFT bluechip khiến cho nhiều bộ sưu tập bị cơn sóng FOMO thổi phồng lên và hạ nhiệt nhanh chóng khi không còn ai quan tâm.

Một vài bộ sưu tập NFT blue-chip hiện nay
Một vài bộ sưu tập NFT blue-chip hiện nay

Trong bối cảnh đó, NFTfi ra đời với mục tiêu nâng tầm NFT thành một loại tài sản có tính thanh khoản cao hơn, giúp nhà đầu tư có thể khai thác nguồn vốn hiệu quả mà không chỉ đơn thuần giao dịch, mua bán NFT.

 

Ví dụ, vì nhiều lý do, nhà sưu tầm quyết định hold lâu dài một NFT. Trong trường hợp nó là tác phẩm thuộc các bộ sưu tập "blue-chip" nổi tiếng thì người dùng đã tự tay đóng khóa số tiền mà NFT đó có thể mang lại. Nếu user gặp tai nạn hoặc cần gấp một số tiền để đầu tư sản phẩm khác, nhà đầu tư hoàn toàn có thể bị ép buộc phải bán với mức giá thấp hơn.

 

Thay vì rơi vào tình huống trên, chủ sở hữu có thể sử dụng NFTfi để phân mảnh và bán mảnh NFT của mình mà vẫn giữ được quyền sở hữu tác phẩm. Điều này chỉ là một ứng dụng nhỏ của NFTfi, vì khi NFT được sử dụng trong thị trường DeFi, chúng sẽ mở khóa nhiều tính năng mới hơn do có thể tận dụng được những ưu điểm của NFT so với token thông thường.

Lợi ích của NFTfi

Các giao thức trong mảng NFTfi có thể tăng cường tính khả dụng tài chính của NFT, từ đó, tăng tính thanh khoản, mở rộng tiện ích kinh tế và giảm thiểu rủi ro thị trường.

Lợi ích của NFTfi
Lợi ích của NFTfi

Tăng tính thanh khoản

Như anh em đã biết, mỗi NFTs đều sở hữu những đặc điểm độc đáo và không thể chia nhỏ và dù đây là ưu điểm đồng thời là điểm nhấn giúp các tài sản kỹ thuật số này khác biệt với những sản phẩm khác, nhưng chúng cũng giới hạn tính thanh khoản có sẵn trên thị trường NFT.

 

Các giao thức NFTfi cho phép các nhà đầu tư sử dụng NFT của họ làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay, mua bán các phân mảnh NFT trên sàn giao dịch, dự đoán thị trường… Nhờ đó, NFT có thể phát triển hiệu quả hơn và có tính thanh khoản cao hơn.

Mở rộng tiện ích

Về bản chất, các giao thức NFTfi có khả năng mở rộng tiện ích tài chính của NFTs cho cả chủ sở hữu và các nhà đầu tư tham gia thị trường bằng cách tạo ra các thị trường phức tạp hơn xung quanh các tài sản kỹ thuật số này.

 

Ví dụ, các nền tảng cho vay và cho vay không chỉ mở khóa thanh khoản cho chủ sở hữu NFT. Holder cũng phải trả lãi suất trên khoản vay, mở ra một cơ hội sinh lợi mới cho các nhà cho vay tài sản kỹ thuật số.

Giảm Thiểu Rủi Ro

Nếu không có các giao thức NFTfi, người dùng mới sẽ ít nhiều không còn hứng thú tham gia NFT, cùng lúc đó, dân chuyên cũng sẽ phải gánh chịu không ít thì nhiều những rủi ro khi tham gia thị trường.

 

Các giao thức NFTfi có thể giúp user đầu tư tất cả vào một tác phẩm nhất định và rải đều tài sản của mình, nâng cao tỷ lệ thắng thông qua chỉ số NFT và dự đoán thị trường. Nhờ NFTfi, user sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận của mình. Hơn nữa, mảng này còn giúp kết nối user với cộng đồng đầu tư toàn cầu, tạo ra một môi trường đầu tư đầy tính cạnh tranh và tiềm năng phát triển.

Các giao thức trong mảng NFTfi có thể tăng tính thanh khoản, mở rộng tiện ích kinh tế và giảm thiểu rủi ro thị trường.
Các giao thức trong mảng NFTfi có thể tăng tính thanh khoản, mở rộng tiện ích kinh tế và giảm thiểu rủi ro thị trường

Những mảnh ghép trong NFTfi

NFTfi không chỉ xoay quanh NFT marketplace, NFT launchpad hay những tính năng thông dụng như mua bán, đấu giá, mint NFT, mảng mới nổi này sở hữu một hệ sinh thái đa dạng và phức tạp, bao gồm nhiều mảnh ghép quan trọng khác.

Phân mảnh NFT

Một số bộ NFT blue chip có giá rất cao, thậm chí trong mùa downtrend chúng vẫn có giá sàn lên đến vài chục ngàn USD. Để sở hữu hay chơi lướt sóng những NFT này, chỉ có thể là các cá voi với túi tiền không hề nhỏ, khiến việc tiếp cận các NFT giá trị cao là điều không thể đối với các nhà đầu tư thông thường.

 

Giải pháp phân mảnh NFT ra đời để giải quyết vấn đề trên. Một NFT sẽ được phân thành các mảnh nhỏ, cho phép nhiều người sở hữu một phần của NFT. NFT đó được phân mảnh bằng cách sử dụng smart contract được lập trình để tạo ra một số lượng token (ERC-20) được xác định trước, liên kết với NFT (token ERC-721) không thể phân chia ban đầu.

 

Các token này đại diện cho tỷ lệ phần trăm quyền sở hữu đối với mỗi người nắm giữ NFT. Các token có thể được trao đổi hoặc giao dịch trên các sàn giao dịch được hỗ trợ.

 

Quá trình phân mảnh NFT có thể đảo ngược, tức nhiều mảnh NFT có thể được chuyển đổi trở lại thành một NFT hoàn chỉnh. Tùy chọn mua lại thường được bao gồm trong contract phân chia NFT. Điều này mang lại cho nhà đầu tư NFT phân mảnh khả năng mua tất cả các mảnh và sở hữu NFT hoàn chỉnh ban đầu.

 

Việc phân mảnh NFT mang lại nhiều lợi ích cho người mua như là:

 

  • Giúp người mua dễ tiếp cận, sở hữu một phần NFT đắt tiền hơn vì giá mềm
  • Giúp định giá thị trường vì giá thành thấp, dễ tiếp cận người mua và thực hiện các giao dịch
  • Tăng cường thanh khoản cho bộ NFT đó

 

Một số nền tảng hỗ trợ giao dịch NFT phân mảnh đứng đầu hiện nay: Fractional.art (mới đổi tên thành Tessera), Unicly, NFTfy,...

Phân mảnh NFT là quá trình phân một NFT thành các mảnh nhỏ
Phân mảnh NFT là quá trình phân một NFT thành các mảnh nhỏ

Cho thuê NFT

Cho thuê NFT là một phương pháp khai thác giá trị tài chính của một NFT mà chủ sở hữu không phải bán NFT của mình đi. Có hai loại hình cho thuê NFT chính là cho thuê thế chấp và không thế chấp.

 

Đối với việc cho thuê có thế chấp, chủ NFT có thể niêm yết trên các marketplace hỗ trợ tính năng này. NFT được cho vay nằm trong một contract với những điều khoản được đặt ra giữa bên vay và cho vay, khi người đi vay đồng ý với những điều khoản vay thì quá trình cho thuê NFT bắt đầu.

 

Người thuê NFT cần gửi một lượng tiền làm tài sản đảm bảo (cao hơn giá NFT) và trả tiền phí thuê NFT. Khi hợp đồng đáo hạn, NFT được trả lại cho chủ sở hữu ban đầu và người vay nhận lại tiền thế chấp.

 

Ở chiều ngược lại, quá trình cho thuê không thế chấp gần giống với quy trình bên trên. Điểm khác biệt ở đây, người thuê không nhận được NFT gốc. Thay vào đó, một wrapped NFT với tất cả các đặc điểm giống NFT ban đầu được mint cho người thuê.

 

Sau khi hợp đồng hết hạn, wrapped NFT sẽ bị đốt. Ở đây, người thuê không phải đặt tài sản thế chấp và chủ sở hữu NFT không bao giờ phải gửi NFT của họ đi. Điều này giảm thiểu rủi ro tài chính cho cả đôi bên.

 

Việc cho thuê NFT mang lại nhiều lợi ích cho cả người vay và cho vay:

 

  • Người cho vay nhận được lợi nhuận thụ động từ NFT.
  • Người vay sở hữu NFT gốc trong một thời hạn cố định, khai thác tiện ích của NFT trong thời gian đó.
  • Người vay có thể trải nghiệm sở hữu NFT trong thời gian ngắn trước khi quyết định mua.

 

Một số dự án cung cấp tính năng vay mượn NFT là reNFT, BendDAO, Pine Protocol,...

Có hai loại hình cho thuê NFT chính là cho thuê thế chấp và không thế chấp
Có hai loại hình cho thuê NFT chính là cho thuê thế chấp và không thế chấp

Perpetual contract NFT

Giao dịch phái sinh NFT theo kiểu hợp đồng vĩnh cửu cho phép người dùng giao dịch NFT với đòn bẩy, mang lại nhiều lợi ích cho cả holder lần trader khi đầu tư cho các NFT:

 

  • Holder có thể short giá sàn NFT để phòng ngừa rủi ro, giá NFT giảm mà vẫn có lợi nhuận, không phải bán mất NFT của mình
  • Trader có thể tận dụng đòn bẩy để mua các NFT đắt đỏ mà không cần bỏ vốn quá lớn.

 

Tuy nhiên, phái sinh là lĩnh vực yêu cầu kỹ năng giao dịch và phân tích rất cao để mang lại lợi nhuận, vì vậy user hiểu rõ thị trường NFT và phương pháp giao dịch để tránh gặp rủi ro. Ngoài việc long/short NFT với perp contract, những mô hình phái sinh dựa trên NFT đang dần được hình thành với mảng option, index.

Giao dịch phái sinh NFT theo kiểu hợp đồng vĩnh cửu giúp người dùng giao dịch đòn bẩy NFT
Giao dịch phái sinh NFT theo kiểu hợp đồng vĩnh cửu giúp người dùng giao dịch đòn bẩy NFT

Lending/borrowing NFT

Khác với việc mang NFT cho thuê, khái niệm lending NFT hình thành khi NFT holder có thể mang NFT của mình lên các nền tảng Lending NFT để thế chấp, từ đó mang về thêm nguồn vốn từ tài sản NFT bản thân đang sở hữu.

 

Người vay thông qua một smart contract sẽ nhận được số tiền ít hơn giá trị tài sản NFT, đi kèm với đó là tiền lãi cần trả, thời hạn và mức giá thanh lý NFT. Trader vay tiền từ NFT của mình cần những chiến lược hợp lý để trả khoản vay và tránh bị mất tài sản từ việc bị thanh lý NFT.

 

Việc lấy NFT làm tài sản thế chấp mang lại nhiều tính thanh khoản cho tài sản. Holder có thể lấy ra được một số vốn khá tốt từ việc thế chấp thay vì chỉ để NFT thụ động trong ví, gia tăng dòng tiền một cách hiệu quả.

 

Dự án nổi bật có thể kể đến là: BendDAO, NFTfi,…

Với lending NFT, NFT holder có thể mang NFT của mình lên các nền tảng Lending NFT để thế chấp
Với lending NFT, NFT holder có thể mang NFT của mình lên các nền tảng Lending NFT để thế chấp

AMM

AMM là mảng rất cơ bản trong DeFi nhưng đối với thị trường có tính thanh khoản kém như NFT, những NFT marketplace mới thực sự là nơi giao dịch chính của những bộ sưu tập NFT khi người mua/bán NFT tìm kiếm những sản phẩm và mức giá phù hợp để giao dịch.

 

SudoSwap ra đời và mang AMM đến thị trường NFT như một giải pháp cải tiến đáng kể. cung cấp thanh khoản cho thị trường khi cần giao dịch NFT, tăng cường mức độ phi tập trung và giảm thiểu tiền phí mà người dùng phải trả (phí nền tảng + bản quyền) khi mua bán trên các marketplace tập trung như OpenSea hay Magic Eden.

 

SudoSwap tạo các pool thanh khoản giữa bộ NFT và ETH, đồng nghĩa với việc là chủ sở hữu NFT có thể swap ngay lấy ETH và ngược lại. Các pool này sử dụng bonding curve (đường cong liên kết) để xác định giá tương đối khi diễn ra giao dịch, khi một bộ NFT được mua từ pool càng nhiều, giá nó càng cao lên và ngược lại.

Biểu đồ hành động giá
Biểu đồ hành động giá

AMM cho thị trường NFT mang lại khả năng thanh khoản tuyệt vời cho các bộ sưu tập NFT, cho các trader thêm lựa chọn để giao dịch NFT thay vì chỉ phụ thuộc và các marketplace truyền thống. Tuy nhiên, người dùng nên chú ý vấn đề trượt giá khi mua/bán hàng loạt trong mô hình AMM.

 

Một số dự án cũng phát triển AMM cho thị trường NFT có thể kể đến như Caviar, Lino Swap, Tensor,...

Những dự án NFTfi tiềm năng

Fractional.art

Fractional.art là một trong những dự án đầu tiên trong lĩnh vực phân mảnh tài sản NFT thành các token nhỏ hơn. Những token này có chức năng giống như các token tiêu chuẩn ERC20 hiện có trên thị trường, bao gồm quyền governance - quyền quản trị tài sản NFT mà nó đại diện.

 

Lợi ích khi sử dụng nền tảng:

 

  • Sử dụng Fractional để định giá tài sản đơn giản hơn bằng cách phân mảnh một món đồ và bán với các mức giá khác nhau để biết được giá trị của tài sản đó trên thị trường hiện tại.
  • Chuyển các tài sản thành các token để bán ra ngoài thị trường, tăng tính thanh khoản của sản phẩm.
  • Khoá tài sản NFT thông qua Fractional và phát hành token để kiếm lời từ chi phí quản lý tài sản (curator fee).
  • Chia nhỏ tài sản NFT thành các phần nhỏ giúp người mới tiếp cận thị trường này dễ dàng hơn bằng cách mua bán token trên các sàn giao dịch.
Fractional.art là nền tảng có thể phân mảnh tài sản NFT thành các token nhỏ hơn
Fractional.art là nền tảng có thể phân mảnh tài sản NFT thành các token nhỏ hơn

BendDAO

BenDAO là giao thức tạo thanh khoản cho NFT đầu tiên hỗ trợ cho việc mua bán NFT nhanh chóng và dễ dàng. Nhà đầu tư có thể vay NFT ngay lập tức, niêm yết tài sản thế chấp và mua NFT trả trước một phần. Ngoài ra, BendDAO còn hỗ trợ cho vay ETH bằng các bluechip NFT như BAYC, MAYC, Azuki, CryptoPunks để đảm bảo giá trị và tính thanh khoản cho dự án.

 

BendDAO giúp NFT holder tăng tính thanh khoản bằng các sản phẩm sau:

 

  • NFT-backed Loan: Chủ sở hữu NFT có thể vay ETH thông qua lending pool bằng cách sử dụng NFT làm tài sản thế chấp. Đây là sản phẩm chủ đạo, giúp trading NFT với đòn bẩy.
  • Colleteral Listing: Chủ sở hữu hoặc người bán NFT có thể nhận ngay 40% giá trị sàn của tài sản được listing ngay cả khi nó chưa được bán. Người mua sẽ trả hết khoản vay bao gồm cả lãi suất sau khi thỏa thuận.
  • Down Payment: Người mua có thể mua các loại bluechip NFT từ các NFT Marketplace lớn, mà chỉ cần trả khoản thanh toán trước tối thiểu 60% tùy thuộc vào giá thực tế của NFT.

 

BendDAO cũng đem lại các quyền lợi cho cộng đồng NFT như nhận airdrop, bảo vệ thanh lý trong 48 giờ và bảo vệ NFT khỏi bị đánh cắp.

BenDAO là giao thức tạo thanh khoản cho NFT đầu tiên hỗ trợ cho việc mua bán NFT
BenDAO là giao thức tạo thanh khoản cho NFT đầu tiên hỗ trợ cho việc mua bán NFT

Blur Marketplace

Ra mắt vào ngày 19 tháng 10 năm 2022, Blur là một sàn giao dịch NFT và công cụ tổng hợp NFT được phát triển trên Ethereum, mang lại cho người dùng khả năng giao dịch và quản lý danh mục NFT bằng các công cụ nâng cao, đồng thời bảo đảm an ninh và hiệu suất.

 

Điểm đặc biệt của dự án Blur là đáp ứng nhu cầu của “pro trader” với các công cụ hiển thị giá NFT trên nhiều sàn giao dịch khác nhau và công cụ phân tích danh mục đầu tư. Điều này giúp cho người dùng có thể quản lý danh mục của mình một cách thông minh và hiệu quả hơn.

 

Ngoài ra, một trong những ưu điểm nổi bật của Blur là không thu phí trên marketplace, giúp cho người dùng tiết kiệm chi phí trong quá trình giao dịch.

 

So với đối thủ cạnh tranh trong mảng NFT Aggregator như Gem.xyz, Blur mang lại cho người dùng khả năng sweep, và snipe NFT với tốc độ nhanh hơn đến 10 lần. Điều này giúp cho người dùng có thể tìm kiếm và mua được các NFT yêu thích của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Blur là một sàn giao dịch NFT và công cụ tổng hợp NFT được phát triển trên Ethereum
Blur là một sàn giao dịch NFT và công cụ tổng hợp NFT được phát triển trên Ethereum

Sudoswap

Sudoswap là AMM protocol cho NFT, giúp giao dịch swap ERC-721 sang ETH (và các ERC-20 khác) với phí gas được tối ưu nhờ bonding curve (Uniswap V2).

 

Dự án Sudoswap giúp tiết kiệm phí mua bán NFT, chỉ tốn 0.5% phí swap so với khoảng 7% trên các NFT Marketplace khác. SudoAMM được thiết kế để tối ưu phí giao dịch cho trader, swap NFT đơn lẻ sẽ có mức phí rẻ giống như các hợp đồng swap NFT được tối ưu, nếu giao dịch NFT với số lượng lớn, có thể rẻ hơn 40%.

 

SudoAMM được thiết kế theo kiến trúc mô-đun, tức là khi thêm các pool mới sẽ không ảnh hưởng tới các pool và curve sẵn có. Trong tương lai dự án có thể hỗ trợ thêm nhiều loại token ERC1155, ERC20 khác.

 

Khi bán NFT, người dùng có 2 sự lựa chọn: Selling và Listing. Khi người dùng muốn có thanh khoản ngay lập tức và chọn bán NFT trên Sudoswap, NFT đó sẽ được bán ngay theo một bonding curve với mức giá tốt nhất. Người dùng cũng có thể chọn mức giá bán mà mong muốn, tuy nhiên sẽ phải đợi cho tới khi có người mua NFT.

Sudoswap là AMM protocol cho NFT, giúp giao dịch swap ERC-721 sang ETH
Sudoswap là AMM protocol cho NFT, giúp giao dịch swap ERC-721 sang ETH

NFTPerp

NFTPerp là một sàn giao dịch phái sinh NFT mới, sử dụng mô hình vAMM đầu tiên trên Arbitrum Layer 2 để loại bỏ các nhà cung cấp thanh khoản trung gian và cho phép các nhà giao dịch đối đầu trực tiếp với nhau (PvP).

 

Tuy nhiên, điểm mạnh của NFTPerp không chỉ dừng lại ở đó:

 

  • Trải nghiệm giao dịch tối ưu: Với tốc độ giao dịch nhanh và chi phí rẻ trên mạng lưới Arbitrum, NFTPerp mang lại cho người dùng một trải nghiệm mượt mà và thuận tiện hơn khi tham gia giao dịch. Tất cả các giao dịch trên NFTPerp đều được bảo mật và an toàn nhờ sự hỗ trợ của Ethereum.
  • Mô hình phí giao dịch độc đáo: NFTPerp sẽ lấy lợi nhuận từ việc thanh lý vị thế của nhà giao dịch. Mỗi khi có giao dịch phát sinh, NFTPerp sẽ thu phí giao dịch là 0,3%. Tuy nhiên, lượng phí giao dịch này sẽ được phân chia tùy theo từng trường hợp cụ thể, đảm bảo tính công bằng và minh bạch cho người dùng.

 

Với những điểm nổi bật như vậy, NFTPerp đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho các nhà giao dịch mong muốn tham gia thị trường giao dịch NFT phái sinh.

NFTPerp là một sàn giao dịch phái sinh NFT mới, sử dụng mô hình vAMM đầu tiên trên Arbitrum Layer 2
NFTPerp là một sàn giao dịch phái sinh NFT mới, sử dụng mô hình vAMM đầu tiên trên Arbitrum Layer 2 

NFTfi liệu có trở thành xu hướng?

Để trả lời cho câu hỏi trên, đầu tiên hãy cùng nhìn vào tổng quan bức tranh toàn cảnh thị trường NFT. Bùng nổ từ cuối năm 2021, duy trì cơn sốt trong nửa đầu năm 2022, nhưng NFT cũng đã đến giai đoạn thoái trào vào nửa cuối năm 2022.

 

Thị trường NFT rơi vào cảnh trì trệ khi khối lượng giao dịch giảm liên tục và duy trì ở mức thấp trong nhiều tháng, những bộ NFT blue chip có xu hướng giảm giá sàn liên tục, còn những bộ NFT mới mọc lên nhanh như nấm nhưng không thể duy trì được sự sôi động như trước.

 

Năm 2023 dần mang lại sự khởi sắc cho thị trường NFT khi khối lượng giao dịch tăng cao, phản ánh phần nào việc các trader quay trở lại với NFT. Động lực một phần đến từ hai dự án NFTfi lớn phát hành token là Blur và SudoSwap đi kèm các chương trình airdrop.

Khối lượng giao dịch NFT tăng trưởng trở lại với đầu tàu Blur
Khối lượng giao dịch NFT tăng trưởng trở lại với đầu tàu Blur

Ngoài ra, không thể không nhắc đến những ưu điểm mà NFTfi mang lại để kích thích thị trường. Tăng cường thanh khoản là điểm mấu chốt để trader/holder có thêm nguồn vốn trong giai đoạn cả thị trường crypto downtrend. Việc dùng NFT làm tài sản thế chấp để vay hay kiếm tiền dựa trên những NFT mình đang có đều mang lại dòng tiền quý giá cho chủ sở hữu NFT.

Khối lượng vay (USD) trên các nền tảng NFT lending tăng trưởng cùng nhịp với khối lượng giao dịch NFT. BendDAO, x2y2, NFTfi, ParaSpace là những dự án hoạt động nổi bật trong thời gian qua
Khối lượng vay (USD) trên các nền tảng NFT lending tăng trưởng cùng nhịp với khối lượng giao dịch NFT. BendDAO, x2y2, NFTfi, ParaSpace là những dự án hoạt động nổi bật trong thời gian qua

Mở khóa dòng tiền có lẽ là tính năng hữu hiệu nhất cho các NFT trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên, điểm tích cực này không dành cho tất cả các bộ NFT. Tính thanh khoản trên NFTfi thường chỉ dành cho những bộ NFT blue chip với cộng đồng đông đảo và giá trị cao vì chỉ có chúng mới có giá trị thế chấp hoặc tạo nhu cầu cho người chơi sử dụng NFT.

 

Những NFT giá rẻ, đại trà hoặc không có những tiện ích đủ tốt sẽ khó mà được các dự án NFTfi hỗ trợ và không thể khai thác giá trị về mặt tài chính ngoài việc mua bán trên các NFT marketplace.

 

Lĩnh vực NFTfi đang ở giai đoạn sơ khai, nhưng đã có những bước tiến rất nhanh về mặt số lượng lẫn chất lượng dự án. Bản thân mình kỳ vọng NFTfi sẽ có chỗ đứng vững chắc trong thị trường crypto và sẽ có những thời điểm trở thành xu hướng của crypto khi hội tụ đủ các yếu tố về dòng tiền, chất lượng sản phẩm và độ fomo của người chơi.

Tổng kết

Với những lợi ích và ứng dụng tiềm năng, NFTfi đang ngày càng thu hút sự quan tâm của người dùng trong không chỉ thị trường NFT mà còn cả DeFi. Việc sử dụng NFT làm tài sản thế chấp, cho thuê và giao dịch phái sinh là những cách tối ưu hóa giá trị tài sản và mang lại dòng tiền quý giá cho người dùng. Dù đang ở giai đoạn sơ khai, nhưng NFTfi đang chứng tỏ sức mạnh của mình trong thị trường crypto và sẽ là một trong những xu hướng tiên tiến của tương lai.