BNB Chain, Solana, Cardano hay Avalanche là các blockchain hàng đầu hiện nay và chúng đều đang sử dụng PoS (hoặc biến thể của PoS).

 

Nhờ chứng minh được sự vượt trội về hiệu suất, bảo mật và tính bền vững, Proof of stake (PoS) dường như đang chiếm ưu thế hơn so với Proof of Work (PoW) trong những năm gần đây.

 

Vậy Proof of stake là gì? Điều gì khiến cơ chế đồng thuận này đang trở nên vượt trội hơn so với Proof of Work? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

Proof of Stake (PoS) là gì?

Proof of Stake là cơ chế đồng thuận blockchain được thiết kế nhằm khắc phục một số nhược điểm của Proof of Work (PoW) về hiệu quả hoạt động và sử dụng năng lượng.

PoS cải thiện những nhược điểm của PoW
PoS cải thiện những nhược điểm của PoW

Thay vì sử dụng năng lượng tính toán một cách tốn kém như PoW, PoS cho phép bất kỳ ai đều có cơ hội trở thành validator (người xác thực trên mạng lưới) để tham gia quá trình xác minh giao dịch và nhận phần thưởng. 

Bối cảnh ra đời và quá trình phát triển của PoS

Proof of Stake không phải là một khái niệm mới mà đã xuất hiện từ khá lâu trước đây. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế đồng thuận này vào các hệ thống blockchain và đạt được sự chấp nhận rộng rãi là cả một quá trình dài.

 

PoS được giới thiệu lần đầu trong một số báo cáo nghiên cứu của nhiều nhóm phát triển blockchain. Trong đó nổi bật nhất là Sunny King, người có những đóng góp quan trọng nhất trong việc phát triển PoS.

 

Sunny King là một nhà phát triển phần mềm và blockchain, ông là Founder của Peercoin, dự án được ra đời vào năm 2012 và là một trong những đồng crypto đầu tiên sử dụng cơ chế Proof of Stake.

 

Đây chính là nền tảng cho sự phát triển và mở rộng PoS trong tương lai. Giai đoạn tiếp sau đó, nhiều dự án khác như NXT, BitShares, Cardano, Tezos và Ethereum cũng đã tham gia nghiên cứu và triển khai PoS trên blockchain của họ.

 

Cho đến nay, PoS đã phát triển lên một tầm cao mới và nhận được sự quan tâm lớn từ các developer lẫn cộng đồng crypto.

Cơ chế hoạt động của PoS

Cơ chế hoạt động của Proof of Stake xoay quanh trọng tâm là các validator, những người được chọn để tham gia quá trình xác minh giao dịch trên blockchain.

 

Để trở thành validator trên mạng lưới, người dùng cần stake một số lượng native token nhất định để đủ điều kiện. Số token này thường bị lock trong một khoảng thời gian và không thể sử dụng trong quá trình stake.

 

Tỷ lệ được chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là số lượng và thời gian stake. Bạn càng stake nhiều native token trong thời gian dài thì cơ hội được chọn làm validator càng cao, đồng thời nhận được càng nhiều phần thưởng từ phí giao dịch.

Người dùng cần staking để đủ điều kiện trở thành validator
Người dùng cần staking để đủ điều kiện trở thành validator

Các validator có nhiệm vụ tạo các block mới, xác minh tính hợp lệ và đưa vào blockchain. Phần thưởng mà họ nhận được là phí giao dịch từ người dùng, một số trường hợp có thể còn bao gồm cả tài sản mới được tạo ra.

 

Nếu validator không tuân thủ quy tắc, có hành vi gian lận, họ có thể bị phạt tiền hoặc tước quyền tham gia.

 

Ngoài ra, hệ thống PoS thường được update định kỳ, sẽ có các validator mới được chọn và căn cứ vào lịch sử hoạt động để thay thế validator cũ.

 

Nhìn chung, các yêu cầu về stake và lock native token, quy định thưởng phạt trong PoS là những yếu tố nhằm đảm bảo tính công bằng, dân chủ và tăng cường bảo mật cho hệ thống.

Ưu và nhược điểm của PoS khi so sánh với PoW

Ưu điểm

  • Tiết kiệm năng lượng: So với PoW, PoS rõ ràng tiêu tốn ít năng lượng hơn vì không dùng đến các máy tính cấu hình cao hay thiết bị chuyên dụng để xác minh giao dịch.
  • Hiệu suất cao: PoS có tốc độ xử lý giao dịch nhanh hơn và khả năng mở rộng tốt hơn so với PoW.
  • Bảo mật: Nhờ rào cản gia nhập thấp, quy định rõ ràng, công bằng, cơ chế PoS đảm bảo an toàn và bảo mật cao với sự tham gia tích cực của các validator.
PoS đang có những lợi thế so với PoW
PoS đang có những lợi thế so với PoW

Nhược điểm

  • Nguy cơ tập trung hóa: Trong PoS, một số validator có tiềm lực tài chính và sở hữu nhiều token sẽ có nhiều quyền lực hơn số đông còn lại. Điều này dẫn đến tình trạng tập trung quá mức và có thể gây nguy hiểm cho mạng lưới.
  • Rủi ro từ biến động giá token: Các validator không được phép sử dụng số token đã stake trong quá trình tham gia. Do đó trong trường hợp thị trường biến động xấu và giá token đi xuống sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của validator. 
  • Khả năng bị tấn công: So với PoW thì rất khó tấn công 51% trên PoS, tuy nhiên cơ chế đồng thuận này không hoàn toàn có thể miễn nhiễm.

Các dạng biến thể của PoS

Có nhiều dạng biến thể của cơ chế đồng thuận Proof of Stake đã được phát triển và triển khai để phù hợp với mục đích của từng dự án blockchain khác nhau, trong đó nổi bật nhất là Delegated Proof of stake (DPoS).

 

Với DPoS, các chủ sở hữu token ủy quyền cho một số validator nhất định để đại diện cho cộng đồng tham gia xác thực mạng. Phần thưởng nhận được từ phí giao dịch sẽ được chia lại cho chủ sở hữu token dựa trên tỷ lệ stake.

DPoS là biến thể phổ biến nhất của PoS
DPoS là biến thể phổ biến nhất của PoS

EOS, Tron, Tezos hay ICON là các blockchain hàng đầu hiện nay đang sử dụng DPoS.

 

Ngoài ra còn có các biến thể PoS khác nhưng chúng không được sử dụng phổ biến, đó là Liquid PoS, Economic PoS, Bonded PoS, Threshold PoS.

Các dự án nổi bật sử dụng cơ chế PoS

Cho đến nay, hầu hết các blockchain top đầu đều đang sử dụng cơ chế Proof of stake, nổi bật nhất là:

 

Dự phóng tương lai của PoS

Proof of Stake (PoS) đang trở thành một trong hai cơ chế đồng thuận phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay, bên cạnh PoW.

 

PoS không chỉ là phương thức tạo và xác minh các block mới trên blockchain mà còn là giải pháp thúc đẩy tính bền vững, đảm bảo sự công bằng, minh bạch và hiệu quả của blockchain.

 

Trong tương lai PoS hứa hẹn sẽ tiếp tục là cơ chế đồng thuận ưu việt và có triển vọng để phát triển hơn nữa, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng năng lượng, cùng với hiệu suất cao và tính bền vững.

 

Ngoài ra, tiềm năng lớn của PoS đã được chứng minh thông qua những cải tiến trên các biến thể mới, đặc biệt là DPoS.

 

Sự phát triển của hệ sinh thái PoS đã, đang và sẽ ngày càng mở rộng với nhiều dự án mới ra mắt sử dụng cơ chế đồng thuận này. Qua đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và khích lệ sự sáng tạo trong cộng đồng blockchain.

Tổng kết

Cùng với PoW, PoS là cơ chế đồng thuận phổ biến nhất hiện nay khi nó đang được sử dụng trên nhiều blockchain lớn như Ethereum, Solana, Polkadot.v.v.

 

PoS có nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa trong tương lai, góp phần thúc đẩy và mở rộng ứng dụng công nghệ blockchain trong nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau.