Real World Assets (RWAs) là gì? Tại sao loại tài sản này có thể thay đổi hoàn toàn lĩnh vực tài chính truyền thống và thúc đẩy sự phát triển của DeFi trên toàn thế giới. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về ứng dụng và giá trị của RWAs trong DeFi.

 

Tài chính phi tập trung, hoặc DeFi, luôn là một chủ đề thu hút sự chú ý của giới blockchain nói riêng và cả thị trường tài chính nói chung. Với DeFi, người dùng có thể làm hầu hết các quy trình mà hiện nay ngân hàng đang hỗ trợ - kiếm lãi, vay mượn, cho vay, mua bảo hiểm, giao dịch tài sản phái sinh, giao dịch tài sản và nhiều hơn nữa - với ưu điểm là nhanh hơn và không cần giấy tờ hoặc bên thứ ba.

 

Gần đây, blockchain xuất hiện một xu hướng mới, có thể cách mạng hóa cách vay mượn truyền thống và thúc đẩy quá trình phổ cầu DeFi trên toàn cầu với tất cả các doanh nghiệp. Bước tiến mới này chính là Real World Assets (RWAs) - Tài sản Thế giới Thực.

Real World Assets (RWAs) là gì?

Real World Assets (RWAs) là các tài sản hữu hình hoặc vô hình có tiềm năng, được mã hóa và sử dụng làm tài sản đảm bảo trong ngành công nghiệp DeFi. Đây là những ví dụ phổ biến nhất về RWAs:

 

  • Tiền mặt
  • Kim loại (vàng, bạc, v.v.)
  • Bất động sản
  • Nợ doanh nghiệp
  • Bảo hiểm
  • Lương và hóa đơn
  • Hàng tiêu dùng
  • Chứng từ tín dụng
  • Tiền bản quyền,…
Real World Assets (RWAs) là gì?
Real World Assets (RWAs) là gì?

Để đưa các tài sản trong thế giới thực vào DeFi, giá trị của tài sản phải được “tokenized”. Đây là quá trình chuyển đổi tài sản thành digital token để giá trị của sản phẩm có thể giao dịch trên blockchain.

 

RWAs chiếm phần lớn giá trị tài chính toàn cầu. Ví dụ, thị trường nợ thu nhập cố định có giá trị khoảng 127 nghìn tỷ USD, tổng giá trị bất động sản toàn cầu là khoảng 362 nghìn tỷ USD và vàng có vốn hóa thị trường khoảng 11 nghìn tỷ USD.

 

Như đã thấy, RWAs đã chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động cho vay và sinh lợi của thế giới tài chính truyền thống. Tuy nhiên, chúng chưa được khai thác mạnh mẽ trong DeFi.

 

Nếu có thể tận dụng sức mạnh của RWAs và hệ thống tài chính ngoại lai, DeFi có thể tăng cường tính thanh khoản và người dùng cũng sẽ có một lớp tài sản mới nhằm đầu tư sinh lợi. Ngoài ra, thông qua RWAs, lợi suất đầu tư có thể ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động thất thường của crypto.

 

Ngoài việc đưa RWAs vào blockchain, những sản phẩm thị trường vốn (capital market product - những sản phẩm tài chính được phát hành và giao dịch trên thị trường vốn, nhằm mục đích huy động và sử dụng vốn từ các nhà đầu tư) cũng đang được chú trọng và xuất hiện ngày càng nhiều trong blockchain.

 

Ví dụ: Công ty Mitsui cho phép quản lý tài sản với chứng khoán kỹ thuật số, trong đó công ty hỗ trợ đầu tư bất động sản thực tế và hạ tầng ổn định cho khách hàng bán lẻ. Công ty Nhật Bản đã bắt tay cùng LayerX nhằm mã hóa các chứng khoán kỹ thuật số và phát hành trên chain được sở hữu bởi SBI và Nomura. Hiện nay, công ty có khoảng 2 nghìn tỷ yên tài sản được quản lý.

Vì sao cần đưa RWAs lên blockchain?

Thực trạng ảm đạm của thị trường DeFi

DeFi đã phát triển mạnh từ đầu năm 2020 và đạt mốc TVL hơn 180 tỷ USD vào cuối năm 2021. Dù vậy, cùng với đà lao dốc của thị trường, Total Value Lock trên các giao thức DeFi đã sụt giảm mạnh, chỉ còn dưới 50 tỷ USD.

Thị trường DeFi sụt giảm mạnh từ tháng 12/2021
Thị trường DeFi sụt giảm mạnh từ tháng 12/2021

Vốn là động lực phát triển của cả ngành blockchain, tuy nhiên hiện nay, DeFi vẫn mắc kẹt trong những mô hình tokenomics nghèo nàn với tỷ lệ lạm phát token cao.

 

Một số token giảm hơn 90% giá trị, thậm chí biến mất khỏi thị trường, kéo theo lợi nhuận cho người dùng cũng giảm đáng kể. Lợi suất từ DeFi giờ chỉ còn tương đương với TradFi (Traditional Finance – tài chính truyền thống).

 

Đọc thêm: Cuộc chiến Defi trên Arbitrum: Các dự án Defi đáng chú ý nhất không nên bỏ qua

 

Như vậy, TradFi cung cấp một mô hình đầu tư ít rủi ro hơn nhiều so với DeFi. Vậy khi lãi suất giữa hai mảng là như nhau, người dùng DeFi sẽ dần rút lui và trở về với TradFi. Thực trạng này đòi hỏi một nguồn lợi suất mới để vực dậy DeFi, và Real World Assets chính là câu trả lời.

Động lực mới từ RWAs

Hiện nay, Real World Assets đang đóng góp một phần rất lớn vào giá trị của nền tài chính toàn cầu. Trong đó, thị trường nợ (với dòng tiền cố định) đã có giá trị khoảng 127 nghìn tỷ USD, thị trường bất động sản có giá trị khoảng 362 nghìn tỷ USD, và vốn hóa thị trường vàng là khoảng 11 nghìn tỷ USD.

 

Trong khi đó, với TVL chỉ 50 tỷ USD, thị trường DeFi giống như một người tí hon so với vốn hóa của RWAs. Nếu đưa được RWAs lên blockchain, thị trường DeFi sẽ nhận được một dòng tài sản dồi dào những mô hình lợi nhuận đa dạng hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng.

DeFi mở ra tiềm năng khổng lồ cho RWA

Không chỉ là bên được lợi từ Real World Assets, DeFi cũng giúp tạo ra một mô hình thị trường hiệu quả hơn, đặc biệt trong bối cảnh hiệu suất của TradFi đang dần bão hòa.

 

TradFi đã phải phụ thuộc vào hệ thống trung gian từ ngày mới ra đời. Hệ thống trung gian gồm người môi giới, các hoạt động xác thực danh tính, và các quy định. Hệ thống này đã phần nào đảm bảo an toàn cho các giao dịch, nhưng đi kèm với đó là những hạn chế về hiệu quả sử dụng vốn.

 

Theo Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu 2022 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), TradFi kém hiệu quả vì người tham gia thị trường phải trả phí cho bên trung gian (gồm phí lao động và phí quản lý hệ thống).

 

Ngoài ra, tài sản người dùng cũng bị kiểm soát bởi một bên thứ ba và đôi khi người dùng còn bị chặn khỏi hệ thống. Các mô hình DeFi sẽ giúp loại bỏ những hạn chế này này.

DeFi mở ra tiềm năng khổng lồ cho RWAs
DeFi mở ra tiềm năng khổng lồ cho RWAs

Bên cạnh đó, việc áp dụng DeFi vào RWAs cũng giúp người dùng đa dạng hóa danh mục đầu tư. Thanh khoản nhanh, kết hợp cùng mô hình AMM giúp người dùng ngay lập tức hoàn thành giao dịch.

 

Đây là lợi ích cực kỳ lớn đối với những người đã quen với giao dịch chứng khoán vì từ bấy lâu nay, nhà đầu tư chứng khoán thường phải liên hệ với công ty môi giới để giao dịch, và các giao dịch thường có độ trễ (như T+1, T+3).

 

Một lợi ích cuối cùng của DeFi cho RWAs chính là sự minh bạch của sổ cái blockchain, giúp người dùng quan sát được luồng giao dịch, từ đó đánh giá được tình hình thị trường. Những thông tin này thường bị giấu kín trong TradFi.

Ứng dụng của Real World Assets trong DeFi

Thuật ngữ "real world assets" đã xuất hiện trong những năm gần đây nhằm phân biệt tiền mã hóa với các tài sản tài chính truyền thống khác. Khác với các loại tiền mã hóa chỉ tồn tại dưới dạng kỹ thuật số, RWAs thường là hiện vật và có liên đới đến các tổ chức ngoài đời.

 

Công nghệ blockchain đã mở ra cánh cửa kết nối RWAs với DeFi. Hiện tại, lập trình viên thường sử dụng các hợp đồng thông minh để tạo ra một token đại diện cho tài sản thực tế và cam kết những token được phát hành trên có thể đổi lấy tài sản cơ bản.

Theo đó, hiện nay, RWAs có 3 ứng dụng chính trong DeFi:

Stablecoin

Stablecoin là ví dụ hoàn hảo về việc ứng dụng Real World Assets trong DeFi, với ba trong số bảy đồng tiền mã hóa lớn nhất theo vốn hóa thị trường là stablecoin (chiếm tổng cộng 136 tỷ USD). Các công ty phát hành như Circle duy trì một quỹ dự trữ được kiểm toán của tài sản USD và mint các token USDC để sử dụng trên các giao thức DeFi.

Synthetic token

Synthetic token là một ví dụ điển hình cho thấy RWAs đang dần liên kết với DeFi. Synthetic token hỗ trợ giao dịch on-chain cho các sản phẩm tài chính phái sinh liên quan đến tiền tệ, cổ phiếu và hàng hóa.

 

Một nền tảng giao dịch synthetic token rất phổ biến là Synthetix (SNX) đã đạt mốc TVL gần 3 tỷ USD vào năm 2021.

TVL của Synthetix từng đạt hơn 3 tỷ USD
TVL của Synthetix từng đạt hơn 3 tỷ USD

Synthetic token có nhiều ứng dụng thú vị. Chẳng hạn, người nắm giữ tài sản thực như bất động sản có thể chứng khoán hóa dòng tiền từ hoạt động cho thuê, sau đó tokenize chứng khoán đó thành synthetic token để giao dịch trên DeFi.

Giao thức cho vay

Khác với các giao thức cho vay nguyên thủy chỉ xoay quanh giới crypto, các nền tảng DeFi tập trung vào RWAs phục vụ những người vay sở hữu doanh nghiệp ngoài đời thực. Mô hình này cung cấp lợi nhuận tương đối ổn định khi chúng ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tiền mã hóa.

 

Một số nền tảng lending như Goldfinch, Maple Finance hay Centrifuge giúp hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp trong thế giới thực. Các nền tảng này yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các bằng chứng về tài sản và doanh thu, từ đó nhà đầu tư có thể cho các doanh nghiệp vay tiền một cách phi tập trung.

Lý do Real World Assets thu hút sự chú ý trong DeFi

Đầu tiên, nhu cầu vay mượn trên các giao thức như Aave hoặc Compound hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào đòn bẩy. Nhưng với các giao thức RWAs, người dùng có thể vay những tài sản không thuộc crypto.

 

RWAs giúp ngách cho vay DeFi tăng từ hàng chục tỷ USD đến hàng nghìn tỷ USD, nếu kết hợp DeFi với thị trường tín dụng tư nhân TradFi. Ngoài ra, RWAs trong DeFi có thể cung cấp lợi suất tốt hơn so với tài chính truyền thống, vì chúng thường phải chịu phí thấp hơn và mức độ minh bạch cao hơn.

 

Bên cạnh đó, lợi suất trung bình cơ sở của mỗi giao thức RWAs dao động từ 3,5% đến 16%, và sẽ còn tăng cao hơn nữa nếu cộng dồn phần thưởng token. Con số trên cao hơn nhiều so với lợi suất stablecoin hiện tại trên các giao thức cho vay thuần crypto như Aave hoặc Compound.

 

Lợi suất tài sản RWAs cũng không phụ thuộc vào thị trường crypto và giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, giúp user tránh khỏi sự biến động của tiền mã hóa.

Real World Assets thu hút sự chú ý trong DeFi
Real World Assets thu hút sự chú ý trong DeFi

Lợi ích khi token hóa Real World Assets

Token hóa Real World Assets (RWAs) là một trong những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực DeFi. Việc kết hợp giữa thế giới tài chính truyền thống và công nghệ blockchain đã mở ra nhiều tiềm năng khác nhau cho việc phát triển các dự án DeFi:

 

  • Tăng hiệu suất: Ledger của blockchain được xem là nguồn thông tin chính xác nhất về các giao dịch, từ đó giảm thiểu sự cố tranh chấp trong quá trình sổ đối chiếu thông tin sau giao dịch. Ngoài ra, tài sản được chuyển giao đồng thời với quy trình thanh toán, giúp tăng tốc độ và hiệu quả cho các giao dịch.
  • Giảm chi phí: Các giao thức tự động thực hiện, từ đó, giảm nhu cầu sử dụng bên trung gian ở mỗi bước. Như vậy, dự án có thể giảm đến 90% chi phí phát hành trái phiếu khi sử dụng ghi chép dựa trên blockchain và giảm đến 40% chi phí gọi vốn.
  • Tăng tính minh bạch: Các blockchain công cộng có thể được kiểm toán theo thời gian thực, mở rộng khả năng xác nhận chất lượng tài sản thế chấp và rủi ro hệ thống. Các tranh chấp về việc ghi chép cũng có thể được giảm thiểu thông qua các bảng điều khiển công khai trưng bày hoạt động on-chain.
  • Tuân thủ tích hợp sẵn: Các quy tắc tuân thủ phức tạp có thể được lập trình trực tiếp vào các token và ứng dụng cung cấp dịch vụ liên quan đến token. Công cụ KYC bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trong khi vẫn tuân thủ các quy định liên quan.
  • Thị trường thanh khoản: Việc mã hóa tài sản trong các thị trường riêng tư (ví dụ: cổ phần trước khi IPO, bất động sản, carbon credit) tăng khả năng tiếp cận của các thị trường lưu động kém thanh khoản.

Thách thức khi token hóa Real World Assets

Mặc dù nếu RWAs kết hợp cùng DeFi có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả các tổ chức và nhà đầu tư, thì ý tưởng này cũng vấp phải nhiều khó khăn:

 

  • Rào cản về quy định: Chướng ngại chính khiến nhiều tổ chức tài chính lo ngại việc mã hóa tài sản là thiếu sự rõ ràng về quy định. Một số khu vực như EU, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Nhật Bản, đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thiết lập các khung pháp lý, trong khi những nơi khác, như Hoa Kỳ, vẫn còn đang chậm rãi phác thảo và lấy ý kiến người dân.
  • Quyền hạn: Để tuân thủ các quy định tài chính về blockchain và crypto, người phát hành token thường phải thêm quy trình kiểm tra KYC/AML. Trong khi đó, tiêu chí hàng đầu trong DeFi là tính phi tập trung.
  • Định danh: Để tiến hành KYC, nhiều dự án cần xác định danh tính người dùng và hồ sơ rủi ro. Vì vậy, những định danh phi tập trung (DIDs) và các giải pháp bảo vệ sự riêng tư khác là đang là cánh cửa đầu tiên phải phá giải nếu các tổ chức muốn token hóa RWAs.
  • Kết nối: Hệ sinh thái multi-chain tiếp tục mở rộng, khiến ngày càng nhiều chain muốn kết nối với dự án để truy cập/phát hành RWAs. Các giải pháp như Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP) không chỉ hỗ trợ các tổ chức kết nối các hệ thống backend hiện có với các blockchain, mà còn cầu nối RWAs giữa các chain.
  • Proof of reserves: Vì RWAs đại diện cho tài sản off-chain, các ứng dụng DeFi sẽ không thể nào chia sẻ thông tin đủ nhiều nhằm đảm bảo tính minh bạch của tài sản. Dù vậy, các giải pháp Oracle như Chainlink Proof of Reserve giải quyết thách thức này bằng cách cung cấp dữ liệu đảm bảo tài sản on-chain (ví dụ: TrueUSD).
Dựa trên cuộc khảo sát của Bain & Company với các giám đốc cấp cao tại các tổ chức tài chính, cho thấy quy định và pháp luật về Web3 chưa đủ chín muồi
Quy định và pháp luật về Web3 chưa đủ chín muồi

DeFi vẫn đang ở giai đoạn đầu kết hợp RWAs với blockchain, nhưng không có thách thức nào là không vượt qua được. Những rào cản trên sẽ biến mất dần theo thời gian nhờ vào sự hợp tác mạnh mẽ của ngành công nghiệp, cả DeFi và TradFi, để từ đó thị trường có thể tìm ra được một giải pháp khả thi.

Các giao thức Real World Asset nổi bật

Hãy cùng xem qua một số giao thức chính và những market đang tham gia vào hệ sinh thái RWAs.

MakerDAO

Makerdao là một nền tảng cho vay collateralized trên Ethereum và đạt được nhiều bước tiến trong mặt áp dụng RWAs. Makerdao cho phép người vay gửi tài sản tài sản thế chấp vào các vaults điện tử để họ có thể lấy nợ có mệnh giá trong giao thức StableCoin, DAI, DAI.

 

Vaults là các hợp đồng thông minh, nơi giữ tài sản thế chấp dựa trên Ethereum của người vay cho đến khi tất cả các DAI đã vay được trả lại. Miễn là giá trị của tài sản thế chấp vẫn ở trên một ngưỡng cụ thể, người vay sẽ có toàn quyền kiểm soát tài sản thế chấp của họ.

 

Tuy nhiên, nếu giá trị của tài sản thế chấp giảm xuống để trở nên không quan trọng, các Vaults sẽ tự động thanh lý tài sản thế chấp thông qua quy trình đấu giá, để khoản vay có thể được hoàn trả một cách không đáng tin cậy.

 

Ngày nay, giá trị của các vaults RWAs của Makerdao đã vượt quá 680 triệu USD. Đây là minh chứng cho thấy, thông qua các khoản vay được hỗ trợ của RWAs, Makerdao đã có thể mở rộng quy mô số lượng DAI được phát hành ra thị trường. Hơn nữa, lượng RWAs trị giá 680 triệu USD sẽ giúp duy trì sự ổn định của Makerdao.

Giá trị của các vaults RWAs của Makerdao đã vượt quá 680 triệu USD
Giá trị của các vaults RWAs của Makerdao đã vượt quá 680 triệu USD

Hơn nữa, Makerdao đã được hưởng lợi từ doanh thu lãi được trả bởi những người vay Vault RWAs. Trong khi doanh thu tổng thể của Makerdao đã giảm trong năm qua do sự suy thoái của thị trường crypto, doanh thu của RWAs Vault là một điểm sáng. RWAs Vaults tạo ra doanh thu 23 triệu USD cho MakerDAO. Trên thực tế, 56,7% doanh thu hàng năm của Makerdao, đến từ các vaults của RWAs, mặc dù RWAs Vaults chỉ chiếm khoảng 13% nợ trên nền tảng.

Centrifuge

Dự án Centrifuge là một dự án tích cực trong lĩnh vực RWAs. Họ hiện đang triển khai hai sản phẩm chính là Centrifuge Chain và Tinlake. Centrifuge Chain đóng vai trò mã hoá cho phép các tài sản được xác thực và đưa lên thị trường On-chain.

 

Tinlake hoạt động tương tự như các giao thức cho vay, nhưng tài sản thế chấp không phải là các đồng tiền mã hóa mà là các tài sản RWAs. Trong mô hình này, khách hàng muốn vay sẽ là các công ty truyền thống, còn người dùng DeFi sẽ gửi Stablecoin vào để nhận lãi suất.

 

Hiện tại, dịch vụ của Centrifuge không chỉ phục vụ cho Tinlake mà còn hợp tác với nhiều dự án khác như Aave, MakerDAO, RealT Platform, ... Vì vậy, Centrifuge cũng được xem là dự án có phạm vi hoạt động rộng nhất, kết hợp cả việc mã hoá và ứng dụng các tài sản đã được mã hoá.

Cơ chế hoạt động của Centrifuge
Cơ chế hoạt động của Centrifuge

Goldfinch

Goldfinch là một giao thức giúp các doanh nghiệp, chủ yếu dựa trên thị trường mới nổi, truy cập cho vay tiền mã hóa mà không phải đăng tài sản thế chấp tiền mã hóa. Thay vào đó, các khoản vay được thế chấp với RWAs.

 

Bằng cách cho phép các khoản vay được thế chấp với RWAs, Goldfinch giúp hầu hết mọi doanh nghiệp vay được tiền mã hóa.

 

Goldfinch là một giao thức phi tập trung cho phép vay tiền mã hóa mà không cần tài sản thế chấp như Compound và Aave. Ngoài ra, với giao thức Goldfinch thì số tiền được vay sẽ dựa trên mức độ tín nhiệm do tập thể đánh giá thay vì dựa trên tài sản tiền mã hóa của họ.

Cơ chế hoạt động của Goldfinch
Cơ chế hoạt động của Goldfinch

Maple

Maple Finance là một thị trường tín dụng doanh nghiệp phi tập trung, mục tiêu là cung cấp cho người vay nguồn tài chính minh bạch và hiệu quả được hoàn thành on-chain.

 

Mục đích của Maple Finance chính là cung cấp khoản vay dạng under-collateralized cho các doanh nghiệp một cách phi tập trung. Ý tưởng của họ bắt nguồn từ việc các tổ chức, quỹ đầu tư có nhu cầu sử dụng vốn trong quá trình tham gia đầu tư dự án.

 

Do đó, Maple Finance sẽ xây dựng một giao thức cho phép các quỹ vay vốn dưới thế chấp từ những Liquidity Pools (được góp tiền từ các users).

Maple Finance là một thị trường tín dụng doanh nghiệp phi tập trung
Maple Finance là một thị trường tín dụng doanh nghiệp phi tập trung

Mặc dù giao thức Maple trước đây tập trung vào uncollateralized lending cho các tổ chức crypto chính thống nhưng dự án ngày càng tập trung vào các khoản vay dựa trên RWAs hơn.

 

Trong nỗ lực đa dạng hóa các dịch vụ của họ, các pool delegates của Maple đang tìm cách thay các khoản vay với RWAs, thay vì tài sản thế chấp tiền mã hóa. Ví dụ, vào tháng 1, Maple đã tạo ra một nhóm thanh khoản trị giá 100 triệu USD được hỗ trợ bởi các khoản phải thu thuế.

Tổng kết

Real World Assets là một tài sản đang trên đà phát triển trong thị trường tài chính toàn cầu, mặc cho việc đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Các giao thức Makerdao, Centrifuge, Goldfinch và Maple đang làm nên một thế giới DeFi đầy tiềm năng và đa dạng. Với tính minh bạch và tăng cường tính linh hoạt, RWAs đang trở thành một phần không thể thiếu của thế giới DeFi. Hãy cùng đón đợi những bước phát triển mới của RWA và DeFi trong tương lai gần!