Smart contract là một khái niệm không còn xa lạ trong blockchain, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc tự động hóa các giao dịch và thỏa thuận kỹ thuật số. 

 

Thông qua việc lập trình các điều kiện và kết quả cụ thể, smart contract cho phép thực thi tự động mà không cần đến sự xác nhận từ bên thứ ba trung gian.

 

Trong bài viết này, TradeCoinVN sẽ giúp anh em phân tích chuyên sâu về smart contract: từ định nghĩa cơ bản, vai trò, cho đến những ưu nhược điểm và ứng dụng của nó. 

Smart contract là gì?

Minh họa smart contract
Minh họa smart contract

Smart contract (hợp đồng thông minh) là một chương trình máy tính được lưu trữ và thực thi trên mạng blockchain. Mỗi smart contract bao gồm mã lệnh mô tả các điều kiện đã được định trước. Khi những điều kiện này được thỏa mãn, kết quả tương ứng sẽ được kích hoạt tự động. 

 

Blockchain và smart contract cho phép các lập trình viên tự do sáng tạo ra các loại ứng dụng mới dựa trên sự đồng thuận và tính phi tập trung. 

 

Một cách đơn giản, anh em có thể hiểu blockchain là cơ sở dữ liệu, smart contract là "bộ não" biết cách xử lý thông tin từ cơ sở dữ liệu đó, và dapps  được tạo ra từ smart contract là sản phẩm cuối cùng mà người dùng tương tác.

Smart contract hoạt động như thế nào?

Smart contract hoạt động theo logic: "nếu/khi sự kiện x xảy ra, thì thực hiện hành động y". Một smart contract có thể chứa nhiều điều kiện để hỗ trợ một tập hợp các quy trình có liên quan tới nhau.

 

Smart contract quy định rõ ràng ai có quyền tham gia, khi nào thì họ được phép làm một điều gì đó, và các thao tác cụ thể nào sẽ dẫn đến kết quả nào. Điều này tạo nên một môi trường làm việc minh bạch và công bằng, giúp mọi người có thể hợp tác mà không cần phải lo lắng về việc liệu phía kia có tuân thủ thỏa thuận hay không.

 

Không phải tất cả blockchain đều có khả năng chạy smart contract. Trong khi các blockchain Layer-1Layer-2 như Arbitrum, Avalanche, Base, BNB ChainEthereum là ví dụ về các blockchain tương thích với smart contract, thì Bitcoin lại không có. 

Một số ví dụ về Smart contract

Ví dụ về smart contract trong dApps cho vay/mượn (lending/borrowing):

 

  • Điều khoản 1: Người dùng nạp tài sản đảm bảo vào smart contract cụ thể có thể vay được số tiền lên tới 50% giá trị tài sản đảm bảo (ví dụ, nạp 100 USD có thể vay tối đa 50 USD).
  • Điều khoản 2: Nếu tỷ lệ đảm bảo của người dùng (tài sản đảm bảo/giá trị vay còn lại) giảm dưới 200%, tài sản đảm bảo của họ sẽ bị thanh lý tự động. Sau đó, giao thức sẽ chuyển cho tiền về lại người cho vay

 

Smart contract thực thi các điều khoản một cách tự động và chính xác do đã được lập trình trước, điều này có nghĩa là không bên nào tham gia vào giao dịch có thể thay đổi quá trình sau đó.

Ưu và nhược điểm của Smart Contract

Ưu điểm

Sự khác biệt trong cách xử lý tiền của người dùng khi thực hiện thanh toán qua blockchain so với hệ thống ngân hàng
Sự khác biệt trong cách xử lý tiền của người dùng khi thực hiện thanh toán qua blockchain so với hệ thống ngân hàng 

Smart contract mang lại nhiều lợi ích đáng kể so với các thỏa thuận hợp đồng truyền thống, từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình kinh doanh và tài chính.

 

  • Bảo mật cao – Khi smart contract được thực thi trên cơ sở hạ tầng blockchain phân tán, nó loại bỏ điểm yếu trung tâm mà kẻ tấn công có thể nhắm vào. 
  • Độ tin cậy – Logic của hợp đồng được xử lý và xác minh bởi mạng lưới các node phân tán. 
  • Công bằng – Việc sử dụng một mạng lưới phân tán để lưu trữ và thực thi các điều khoản của thỏa thuận giảm bớt khả năng các bên trung gian sẽ thu lợi bất chính. 
  • Hiệu quả – Việc tự động hóa các quy trình phía sau của thỏa thuận như giữ tiền cọc, bảo trì, thực thi và/hoặc thanh toán, có nghĩa là không bên nào phải chờ đợi thực thi thủ công. Tất cả các bước này đều được thực hiện tự động, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro sai sót.

Nhược điểm

Smart contract có tính bất biến, nghĩa là sau khi được tạo ra, không thể thay đổi code của chúng. Điều này là một đặc điểm mạnh nhưng cũng tạo ra hạn chế khi không thể nâng cấp, sửa lỗi, hoặc thêm chức năng mới.

Ứng dụng của Smart contract

Smart contract có một số các ứng dụng sau:

 

  • Quản lý token: Smart contract cho token được sử dụng để tạo, theo dõi và gán quyền sở hữu cho các token trên mạng blockchain. Các chức năng được lập trình vào token bao gồm: quyền sử dụng trong dApp (utility token), quyền bỏ phiếu trong một giao thức (governance token), cổ phần trong một công ty (security token), quyền sở hữu đối với tài sản thực tế hoặc số độc nhất (non-fungible token),...
  • DeFi: Tài chính phi tập trung (DeFi) bao gồm các ứng dụng sử dụng smart contract để “tái tạo” các sản phẩm và dịch vụ tài chính truyền thống như thị trường tiền tệ, quyền chọn (options), sàn giao dịch,... 
  • Gaming và NFT: Gaming trên blockchain sử dụng smart contract cho việc thực thi các hành động trong trò chơi. Ví dụ như các phiên bản NFT giới hạn có thể có mô hình phân phối công bằng, đảm bảo tất cả người chơi..
Mô tả đợt phát hành NFT gây quỹ của cầu thủ bóng chày MLB Trey Mancini
Mô tả đợt phát hành NFT gây quỹ của cầu thủ bóng chày MLB Trey Mancini

Ví dụ: Cầu thủ bóng chày MLB Trey Mancini đã thực hiện một đợt phát hành NFT để gây quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư, trong Chainlink VRF được sử dụng để gán ngẫu nhiên thêm tiện ích cho một số NFT.

Tổng kết

Smart contract mang lại một bước tiến đáng kể trong công nghệ blockchain, cho phép tự động hóa các thỏa thuận số một cách minh bạch, an toàn và không cần trung gian. 

 

Dù còn đối mặt với một số hạn chế như tính bất biến và rủi ro lập trình, smart contract đã mở ra cánh cửa cho nhiều ứng dụng sáng tạo từ tài chính phi tập trung đến quản lý tài sản và gaming. 

 

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ blockchain, hứa hẹn sẽ còn nhiều cải tiến cho smart contract hơn nữa, góp phần làm thay đổi cách thức chúng ta tương tác và giao dịch trong môi trường crypto.

 

Anh em nhận định như nào về smart contract và tầm ảnh hưởng của nó lên các dự án? Hãy để lại bên dưới comment cho TradeCoinVN biết nhé! 

 

Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tiền của mình, chúc các bạn thành công!