Một trong những phương pháp kiếm tiền thụ động phổ biến nhất trong crypto market hiện nay chính là Staking. 

 

Hoạt động này đã giúp cho nền kinh tế DeFi phát triển mạnh mẽ những năm gần đây, đặc biệt là mảng Liquid Staking chiếm top 1 tổng giá trị tài sản khóa lại (TVL). Không những thế nó còn góp phần gia tăng bảo mật cho các blockchain Proof of Stake (PoS). 

 

Vậy Staking thực chất là gì? Làm thế nào để tham gia Staking nhận thưởng? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

Staking là gì?

Staking
Staking

Bối cảnh xuất hiện Staking

Để hiểu hơn về nguồn gốc xuất hiện của Staking, trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về lịch sử xuất hiện của PoS. Bắt đầu từ những hạn chế của Proof of Work (PoW), cơ chế đồng thuận được sử dụng rãi bởi những blockchain đời đầu đặc biệt là Bitcoin. Việc PoW tiêu hao tài nguyên quá lớn, giao dịch chậm chạp đã dấy lên nhiều cuộc bàn luận thời điểm đó. 

 

Năm 2011, diễn đàn Bitcointalk là nơi đầu tiên nảy sinh ra ý tưởng một thuật toán mới với tên gọi Proof of Stake (PoS), giải quyết các vấn đề mà thuật toán PoW gặp phải. Đến năm 2012, đồng coin đầu tiên sử dụng PoS ra đời. Đó chính là Peercoin (PPC). 

 

Trong cơ chế hoạt động của PoS, staking là chức năng cốt lõi giúp cho mạng lưới blockchain hoạt động một cách minh bạch, nhanh chóng mà không cần tốn tài nguyên tính toán lớn như PoW với cơ chế đào coin.

Proof of Stake (PoS) là gì?

Đây là một cơ chế cho phép mạng lưới đạt được sự đồng thuận thông qua quá trình staking. Có thể hiểu đơn giản là người dùng sẽ ký gửi (stake) một lượng tài sản nhất định để trở thành validator/node (người xác thực) của blockchain. 

 

Mỗi blockchain sẽ có một ngưỡng vận hành validator khác nhau, ví dụ như muốn trở thành validator Ethereum cần ít nhất 32 ETH. Khi người dùng stake và tham gia đóng góp mạng lưới sẽ được nhận lại phần thưởng dựa trên số tiền họ đã stake.

 

PoS giảm thiểu lượng công việc tính toán cần thiết để xác minh các block và giao dịch. Phương thức này hoàn toàn trái ngược với PoW, vốn luôn quan trọng phần cứng mining đắt tiền và tiêu tốn nhiều năng lượng.

 

Ví dụ: Một số blockchain đang sử dụng cơ chế PoS như Ethereum 2.0, Solana, Avalanche,...

Khái niệm Staking

Như vậy, staking là hoạt động mà người dùng gửi tài sản của mình lên một blockchain để tham gia bảo mật mạng lưới. Khi staking, user sẽ nhận phần thưởng dưới dạng native token của blockchain đó. 

 

Tùy thuộc vào số lượng tài sản đang được stake và thời gian khóa, người dùng có thể kiếm được phần thưởng (gồm phần thưởng block và phí giao dịch) tương ứng.

Cơ chế staking diễn ra như thế nào?

Staking pool là gì?

Staking Pool là một dạng pool cho phép nhiều người stake chung tài sản của họ với nhau. Một số blockchain có yêu cầu ngưỡng staking cao nếu muốn trở thành validator/node.

 

Chính vì vậy Staking pool được sinh ra để giúp những nhà đầu tư nhỏ lẻ có cơ hội tham gia staking mạng lưới và nhận thưởng từ quá trình này.

Quy trình staking

Trong blockchain PoS, quy trình staking sẽ bao gồm những bước cơ bản sau đây: 

 

  • Lựa chọn và nghiên cứu blockchain tham gia staking: người dùng cần chọn đúng blockchain sử dụng cơ chế PoS và phải nắm rõ loại native coin cũng như số lượng tối thiểu tham gia staking cho mạng lưới. Ngoài ra, cần quan tâm phần thưởng có APR/APY là bao nhiêu. Đặc biệt cần chú ý đến kỳ hạn staking và liệu rằng bạn có thể linh hoạt unstake hay không. 
  • Chọn ví hỗ trợ Staking: cần chọn ví thích hợp với mỗi blockchain để thực hiện staking. 

Ví dụ blockchain tương thích EVM nên dùng Metamask hay các chain không tương thích EVM thì sẽ có những ví riêng biệt. 

  • Tham gia staking: Người dùng stake trực tiếp một số lượng native coin nhất định để trở thành validator của mạng lưới. Validator sẽ được nhận doanh thu từ phí giao dịch được trả bằng chính native coin của dự án. Lượng stake càng cao thì thu thập phần thưởng càng cao. Ngược lại, nếu làm không tốt sẽ bị Slashing (bị phạt) trực tiếp trên số coin họ đã stake. 
Quy trình hoạt động Staking trên blockchain POS
Quy trình hoạt động Staking trên blockchain POS

Phân loại các sản phẩm staking nổi bật trên thị trường

Staking as a validator

Đây là hình thức stake một lượng lớn token/ coin để trở thành validator/node của một blockchain nào đó. 

Delegated staking

Delegated staking hay còn gọi staking uỷ quyền, là cơ chế stake trên các giao thức đồng thuận Delegated Proof Of Stake (DPoS). 

 

Người dùng sẽ không trực tiếp tham gia vào quá trình xác minh giao dịch hoặc tạo khối. Thay vào đó, họ uỷ quyền hoặc stake tài sản của mình cho một validator mà họ tin tưởng. 

CEX staking

Đây là hình thức stake trực tiếp trên các sàn giao dịch tập trung (CEX) như Binance, OKX,...

 

Mặc dù CEX staking được đánh giá là an toàn cao nhưng chỉ phù hợp cho những nhà đầu tư thích an nhàn vì phần thưởng thưởng khá thấp.

Liquid staking

Liquid Staking là phương pháp cho phép người dùng tham gia vào việc staking của các dự án blockchain. Điểm đặc biệt là, người dùng có thể đổi coin đã stake của họ thành phiên bản “synthetic token” (ví dụ: staked ETH hoặc staked SOL) và tiếp tục tham gia vào các hoạt động DeFi. 

 

Đây là hình thức staking rất phổ biến hiện nay khi nó mang lại nhiều lợi ích và tối ưu lợi nhuận cho nhà đầu tư. 

 

Liquid Staking đã trở thành một mảng lớn khi có TVL top 1 DeFi, một số giao thức nổi bật có thể kể tới Lido, Rocket Pool, Stader,...

Một số dự án nổi bật thuộc mảng Liquid Staking
Một số dự án nổi bật thuộc mảng Liquid Staking

Ưu và nhược điểm của staking

Ưu điểm

  • Tạo thu nhập thụ động: Staking cung cấp một cách để người dùng có thể kiếm thêm thu nhập thụ động từ chính tài sản của mình. Phần thưởng sẽ được trả dựa trên số lượng token và thời gian bạn stake.
  • Dễ dàng tham gia: So với việc mining coin ở các blockchain PoW đòi hỏi trang bị phần cứng rất đắt tiền và tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên, thì staking thường đơn giản và có ngưỡng tham gia thấp hơn nhiều. 
  • Tăng độ bảo mật của mạng lưới: Càng nhiều native token được stake sẽ giúp cho blockchain đó có bảo mật cao hơn. Ví dụ như Ethereum, tính đến tháng 03/2024, đang có hơn 31 triệu ETH được stake với giá trị trên 110 tỷ đô. Để có thể kiểm soát được mạng lưới này, hacker cần nhiều hơn 50 tỷ đô để triển khai mưu đồ bất chính. 
  • Thân thiện với môi trường: Hoạt động Staking tiêu thụ ít năng lượng hơn so với việc mining coin (đào coin PoW)

Nhược điểm

Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích cả về kinh tế lẫn kỹ thuật nhưng staking vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro mà người dùng cần lưu ý khi tham gia: 

 

  • Rủi ro Slashing: Đây là hình thức phạt nếu một validator/node hoạt động không tốt. Bạn có thể sẽ không nhận được phần thưởng staking hay thậm chí tệ hơn là mất luôn số tiền đã stake. 
  • Ngưỡng tham gia staking cao: Nhiều mạng lưới yêu cầu ngưỡng tham gia cao như Ethereum cần stake ít nhất 32 ETH để trở thành validator/node. 
  • Đòi hỏi hiểu biết kỹ thuật: Quy trình staking để trở thành Validator khá phức tạp và yêu cầu độ hiểu biết và kiến thức kĩ thuật.
  • Giam vốn: Một số blockchain yêu cầu khoá tiền trong một khoảng thời gian nhất đinh. Điều này làm giảm khả năng tối ưu vốn, tính thanh khoản của coin/token đó.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin mà bạn cần nắm về từ khoá Staking. Mặc dù staking mang lại nhiều cơ hội nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. 

 

Tuy vậy, staking vẫn đang chứng minh là một hoạt động không thể thiếu trong hệ sinh thái Defi và các blockchain PoS. Việc hiểu biết và nắm rõ kiến thức staking là một lợi thế trong quá trình đầu tư crypto của mỗi nhà đầu tư.