Trong lĩnh vực blockchain và crypto, khả năng xử lý giao dịch là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với hầu hết các giao thức. Và một trong những thông số chính xác nhất để đánh giá hiệu suất yếu tố này chính là Transaction per Second (TPS).

 

Vậy TPS là gì? Ý nghĩa của TPS trong Blockchain và Crypto như thế nào? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

Transaction per Second là gì?

Transaction per Second (TPS) biểu thị cho số lượng giao dịch mà một mạng lưới blockchain có thể xử lý được trong vòng một giây.

TPS là số lượng giao dịch trên mỗi giây
TPS là số lượng giao dịch trên mỗi giây

TPS rất quan trọng vì nó được dùng để đánh giá hiệu suất của một blockchain cụ thể. Ngoài ra, chỉ số TPS cũng là căn cứ để so sánh tốc độ và khả năng mở rộng giữa các mạng lưới với nhau.

 

Do đặc tính phi tập trung nên các mạng blockchain hiện vẫn đang phải giải quyết bài toán tối ưu tốc độ giao dịch.

 

Khi so sánh với  các phương thức tập trung truyền thống, chẳng hạn như VISA với TPS khoảng từ 1500 đến 2000, thì Bitcoin thua thiệt hơn đáng kể với TPS chỉ khoảng từ 1 đến 3.

 

Trên lý thuyết, một số blockchain khác có thể đạt được tốc độ giao dịch nhanh hơn nhiều, như Aleph Zero với tốc độ 100.000 TPS hay Solana với hơn 710.000 TPS. Mặc dù vậy, chúng đều phải hy sinh tính bảo mật, sự phân quyền, hoặc thậm chí cả hai.

Công thức tính TPS

Công thức cơ bản để tính Transaction per Second là:

 

TPS= (block size/ transaction size) / block time

 

Trong đó:

 

  • Block size: Số lượng dữ liệu giao dịch mà một block có thể lưu trữ được.
  • Transaction size: Kích thước giao dịch, thường dao động từ 226 byte đến 500 byte.
  • Block time: Thời gian trung bình cần thiết để xác nhận một giao dịch trên mạng.
TPS được tính theo một công thức khá đơn giản
TPS được tính theo một công thức khá đơn giản

Với công thức này, khoảng thời gian đo lường càng dài thì chỉ số TPS càng chính xác, từ đó cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về khả năng xử lý giao dịch của một blockchain.

TPS hiện tại của một số blockchain nổi bật

Bitcoin đã gặp vấn đề về khả năng mở rộng (chỉ đạt được 1-3 TPS) kể từ khi nó ra đời cho đến nay. Đó là lý do tại sao có rất nhiều giải pháp mới xuất hiện để khắc phục và cải tiến blockchain trong tương lai.

 

Một trong số đó chính là Ethereum, mạng blockchain lớn thứ hai chỉ sau Bitcoin nhưng có khả năng mở rộng lớn hơn rất nhiều. Sau khi nâng cấp lên Ethereum 2.0, TPS tối đa mà nó có thể đạt được lên đến 100.000, tuy nhiên, TPS thực tế chỉ đạt 12-15.

 

Đây là điều dễ hiểu khi Ethereum là một blockchain rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Mạng lưới này thường xuyên xử lý lưu lượng truy cập lớn với hàng trăm ngàn giao dịch mỗi ngày.

 

Cho đến nay, một trong những blockchain nhanh nhất và được sử dụng phổ biến nhất là Solana (SOL). Theo lý thuyết, Solana có thể đạt được TPS tối đa lên tới 710.000, mặc dù vậy trong thực tế sử dụng, nó chỉ đạt hơn 1.600 TPS.

 

Một giải pháp khác thường được đề cập đến là Ripple, nó không phải là blockchain truyền thống mà là một phiên bản riêng biệt, có tên là RippleNet. 

 

Ripple bị chỉ trích vì sử dụng một mạng lưới tập trung, đi ngược lại với lý tưởng của blockchain. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những blockchain nhanh nhất với 50.000 TPS (trên lý thuyết), cao hơn nhiều so với Visa, SWIFT.

Dữ liệu TPS của các blockchain hàng đầu hiện nay
Dữ liệu TPS của các blockchain hàng đầu hiện nay

Ngoài ra, TPS bình quân thực tế của một số blockchain phổ biến khác như sau (theo dữ liệu từ Chainspect trong 30 ngày qua, tính tới ngày 20/03/2024):

 

  • BNB Chain: 43 TPS
  • Tron: 61 TPS
  • Polygon: 53 TPS
  • Arbitrum: 10 TPS
  • Avalanche: 8 TPS
  • Optimism: 6 TPS
  • .v.v

Một số giải pháp tăng TPS cho blockchain

  • Tăng kích thước khối: Đây là cách phổ biến nhất để tăng TPS cho blockchain, tuy nhiên, điều này có thể gây ra các vấn đề về quản lý quy mô và độ phân tán của các nút mạng.
  • Giảm kích thước giao dịch: Đây là cách tăng TPS bằng cách sử dụng hai phương pháp phổ biến nhất hiện nay là SegWit hoặc Schnorr Signatures.
  • Sử dụng Layer 2: Bao gồm các giải pháp như Lightning Network cho Bitcoin, Raiden Network cho Ethereum hay các Layer 2 trên blockchain chính. Chúng thực hiện các giao dịch ngoại vi, giúp giảm tải cho blockchain chính và tăng TPS.
  • Cải thiện giao thức đồng thuận: Sử dụng Proof of Stake (PoS) hoặc Delegated Proof of Stake (DPoS) thay vì Proof of Work (PoW) có thể tăng khả năng xử lý của mạng và giảm độ phức tạp trong tính toán, từ đó làm tăng TPS.
  • Sử dụng Parallel Processing (xử lý Song Song): Công nghệ này còn được gọi là sharding, nó có thể xử lý nhiều giao dịch đồng thời, giúp tăng hiệu suất và TPS.
  • Tối ưu hóa phần mềm và mạng: Bằng cách tối ưu hóa cơ sở hạ tầng phần mềm và cấu trúc mạng có thể giảm thời gian xử lý giao dịch và làm cho blockchain hoạt động một cách hiệu quả hơn.

Tổng kết

Transaction per Second là một chỉ số quan trọng đo lường khả năng xử lý giao dịch của các hệ thống blockchain và crypto.

 

Việc tăng TPS sẽ mang lại nhiều lợi ích như giảm phí giao dịch và cải thiện trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, để đạt được TPS cao đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng để cân bằng giữa các yếu tố hiệu suất, bảo mật và phân quyền.